Lệ Rơi, lên thuyền ra khơi, hay quẩn quanh ven bờ: buông lơi bàn chơi về tính chuyên nghiệp đua chen cùng đặc thù truyền thông hiện đại

Có vẻ câu chuyện chàng nông dân Hưng Yên mang biệt danh Lệ Rơi sắp đến hồi kết.

Ở một góc độ nhất định, tất thảy chúng ta dù muốn hay không và/ hoặc vô tình hay hữu lý, đều hướng tới phục vụ cộng đồng xã hội theo tâm nguyện ‘mua vui cũng được một vài trống canh’. Vượt trên những đau đớn trái ngang của thân phận, chính tính mục đích trong biểu lộ mối quan tâm, chú mục hành động và cơ sở tạo thành những nhận xét, đánh giá nọ kia về một hiện tượng hoặc nhân vật nào đó chắc chắn chi phối giá trị bản thân chúng ta: rốt ráo, động cơ và dự định là gì, nhằm ý đồ chi?

Dự tính và hậu quả

Từng nghe ví von rằng ‘thánh nhân nào cũng có quá khứ, tội đồ ra sao vẫn còn tương lai’ (chỉnh sửa tí cho nó vần êm dịu đặng tranh thủ hít thở thoải mái), soi chiếu vào tiêu chí căn bản vừa nêu lên ấy, sự khoe giọng phơi mặt của một con người trước bàn dân thiên hạ quả là một minh họa nghịch hợp quá chừng thương xót: ‘đã mang lấy nghiệp vào thân…”, chịu đựng và hứng khởi cùng phát tán đến độ gây cảm tưởng khó kiểm soát nổi, nổi tiếng và mỏi mệt, chi phối và phác thảo cái khung sườn phản ánh của diễn biến tâm tư lẫn tới lui chứng kiến đồng thời.

Chừng nào cứ quen nhìn ngó, xét soi nhân vật đình đám tựa ‘nạn nhân’ u mê bị dắt mũi hay kẻ quấy rối, chơi trội dị hợm nỏ hiểu gì về đời thì bất quá cũng không thể thoát khỏi tiền định sai lầm: tư duy nhị nguyên hướng tới phán đoán đúng sai, tốt xấu, người quan sát và đối tượng được quan sát, v.v…

Nên chi, đáng thành vấn đề nhất không chỉ là sự tinh tuyền của động cơ mà cũng cần để ý cả các hậu quả xảy đến nữa; thu hoạch mong muốn cũng quan trọng chẳng kém việc thiếu vắng nó. Liệu những ý định tốt lành có xứng biện hộ cho kết cục xấu tệ? Nảy sinh vấn đề phiền muộn vì đa phần chúng ta khởi sinh các dự tính ô hợp, thậm chí hơn một thứ duy nhất.

Không ai trong chúng ta hoàn hảo, song nơi chốn này đây nên luôn cần được làm tăng thêm tính thiện xảo (skillfulness) thay vì khiến giảm sút đi trạng thái tỉnh thức (mindfulness), về lý do rất chính xác tại sao chúng ta tiến hành những gì muốn làm, và các kết quả tiềm năng được thành tựu tác động, ảnh hưởng đến chính bản thân mình cũng như những người khác.

Lần nữa nhắc lại, khi tâm trí khởi sinh mọi sự, việc hiện diện hoặc mất bóng từ bi và khôn ngoan quyết định một biểu đạt hành động dẫn dắt tới Hạnh phúc xác thực hay không. Thực tế, nếu ai đó đích thị từ bi thì kẻ ấy sẽ nghĩ ngợi hết sức khôn ngoan gấp đôi trước khi đẩy đi món thứ có thể sẽ gây xáo trộn, mập mờ hoặc tàn hại tha nhân.Từ bi chỉ đích thị khi được dẫn dắt thực sự bởi khôn ngoan, vì chúng là hai điều hỗ tương qua lại.

Bật nhanh lên trong hiểu biết về dự tính, ý định của bản thân là tốt hay xấu, và chầm chầm lại việc xác quyết, tuyên bố về trải nghiệm mình kinh qua là tốt hay xấu.

Thiển nghĩ, sự thả xuống, rời xa, quên đi đích thực không gì khác hơn là xả bỏ dính mắc, ác cảm và hoang tưởng. Mức độ một người thả bỏ phụ thuộc vào tâm tính và tình huống riêng tư của chính anh/ chị ta. Song cái nên gìn giữ lại như nguyên tắc điều hướng là điều này thôi: việc đạt được tuyên bố đòi hỏi sự nhổ rễ, trừ tiệt toàn bộ sự thèm khát, và tiến bộ theo cùng trên hành trình là nỗi niềm thôi thúc ở tầm mức nhất định nào đó vượt qua sự thèm khát. Bẻ gãy tính chủ đạo, át vía của ham muốn chắc không hề dễ dàng song khó khăn không nào hề thủ tiêu sự cần thiết thực hiện. Khi khát thèm là cội nguồn của dukkha (vô vàn bất toại nguyện), tận diện nỗi khổ niềm đau ấy phụ thuộc việc tiết giảm thèm khát, và liên quan trực tiếp tới tâm trí muốn thả bỏ, rời xa…

Lúc này, khi ai đó nỗ lực cởi bỏ dính mắc, người ta bất chợt gặp phải một sự kháng cự ghê gớm ở bên trong. Tâm trí không hề muốn từ nhiệm chuyện nắm giữ các đối tượng mà nó cứ dần gắn bó thêm lên mãi. Cả quãng thời gian đằng đẵng nó quen thói tích góp, ôm ấp, và nắm chặt nên cơ chừng bất khả việc tháo gỡ các thói quen này nếu chỉ dựa vào mỗi hành động của ý chí. Người ta có thể dễ tán đồng nhu cầu cần phải từ bỏ, có thể rất muốn rời xa khỏi việc dính mắc ẩn sâu bên dưới, song khi tiếng gọi vang lên thì nghe chừng tâm trí dội ngược ngay liền và tiếp tục tiến bước trong nỗi khát khao thít chặt, ôm nắm những ham muốn, khát thèm sẵn có.

Biện pháp không nằm ở cách thế dồn nén; nỗ lực dẫn dắt ham muốn thoát ra với một tâm trí ắp đầy sợ hãi và kinh tởm. Cách tiếp cận này không những chẳng giải quyết được vấn đề mà còn đẩy nó chìm sâu, khuất lấp khỏi bề mặt trông thấy và vẫn phát triển âm thầm. Công cụ phóng thích tâm trí khỏi ham muốn là trạng thái hiểu biết. Sự xả bỏ, buông xuống đích thị không phải là vấn đề tự thuyết phục chính mình để từ bỏ các thứ hãy còn được ấp ủ, hoài nhớ trong lòng, mà là đổi thay viễn tượng về chúng (nhận ra chúng vô thường và không thật) đến độ chúng không còn ràng buộc ta được nữa. Khi hiểu biết bản chất của các ham muốn và thèm khát, khi điều nghiên thật sát gần nó với sự chú tâm nghiêm túc thì các ham muốn và khát thèm sẽ tự thân rơi rụng, biến mất mà không nhất thiết đòi hỏi phải đấu tranh, gạt bỏ.

… Câu chuyện của Lệ Rơi tựa các dự tính, ý định thu hút sự chú ý khác như vụ chụp ảnh khoe thân là câu chuyện của chính chúng ta, bởi vì hoàn cảnh đang chẳng ngừng chung đụng mọi thứ.

Cơn cớ chi chúng ta thù ghét nhau?

(sẽ viết tiếp các phần khác khi tiện dịp)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top