Tôi không rành thế giới văn nghệ sĩ qua những nhìn ngó bất chợt trước vô vàn hoạt động tươi tắn sắc màu của họ; đoán chừng, ấy chắc phải là một cái gì mạnh khỏe, trường vốn, náo nhiệt và lung linh lắm lắm.
Chúng ta hưởng lợi trạng thái yên an vào thời điểm eo sèo và chắt bóp nhờ cơ hội tái xác nhận thái độ tích cực và cách đo lường niềm tin. Khám phá đầy tinh tế và từ bi những địa hạt nào khiến mình tắc tị, bức bối và khổ sở nhất có thể vén lộ, phơi tỏ lô lốc thứ mình đang ôm nắm, giữ chặt đang rất cần thiết phóng thích: các cảm xúc còn dây dưa, những quá độ chưa giải quyết, hoặc cách thức tiêu cực trong lối mình nhìn vào mình hoặc nhìn vào thực tế đời sống. Nhờ bắt chụp trách nhiệm trước những gì có thể thay đổi, mình càng dễ quy thuận trước điều bất khả do thừa khôn ngoan luôn ghi nhớ rằng sẽ có một giai đoạn khác phù hợp hơn.
Tựa như điều hành sự vụ kinh doanh vậy, chúng ta có thể vận trù đời mình theo kiểu ủy nhiệm một số thứ… Chân thực từ ngữ trong các mối quan hệ là điều phải xác quyết. Có lẽ bởi vì mức độ cam kết với ai đó khác quá mạnh mẽ nên mình có thể cảm thấy cần hiện diện với trạng thái cởi mở và trung thực. Thay vì lươn lẹo hoặc vòng vèo, mình có thể tái khẳng định ước muốn kiên định và chân thành với tha nhân. Mình có thể phát hiện, nhờ trông chừng những gì phát ngôn và cách nói năng mà chúng ta có khả năng để chạm tới, thậm chí đạt được các cấp độ tin tưởng sâu sắc hơn của những người mà mình quan tâm, săn sóc.
Thực tập nói năng đúng đắn giúp ta tương tác với tha nhân thiệt thật thà. Dần trở nên ý thức về tác động của từ ngữ mình sử dụng với người khác, chúng ta sẽ nhận ra rằng một khi dự tính mình tốt lành thì cách thức biểu đạt bản thân cũng quan trọng không kém hành động thể hiện. Từ ngữ do có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến ta nên điều quyền năng này còn giúp mình tẩy đi bất kỳ ngờ vực hoặc sợ hãi nào bất chợt trỗi lên trong các mối quan hệ. Lưu ý từ ngữ phát ngôn, mình sẽ củng cố thêm cam kết với mọi người trong đời và lát đặt con lộ đời sống ngày một chân tình thêm lên.
Khi tôi bất chợt được giới thiệu một chương trình trên truyền hình vừa diễn ra hồi hôm, quả thật tôi không thể không nghĩ tới độ căng giữa lòng từ bi và sự không dính mắc.
Liệu từ bi, vốn làm yên dịu niềm đau nỗi khổ của những người khác, có mâu thuẫn với khái niệm không dính mắc, tách biệt (tương phản với trạng thái gắn bó) vốn nó ngăn ngừa niềm đau nỗi khổ rất riêng?
Bởi vì lòng từ bi đích thực là sự trợ giúp vô điều kiện; nó là vô điều kiện và một dạng thức của sự tách biệt, không dính mắc từ bất kỳ điều kiện nào khi trợ giúp kẻ khác, ở trạng thái trợ giúp hết sức chân thành. Sự không dính mắc đậm Phật tính ở đây biện luận khởi lên từ năng lực khôn ngoan của trạng thái không dính mắc với các hiện tượng, gồm cả con người, vốn không ngừng thay đổi và biến chuyển. Sự khôn ngoan này cũng đi kèm với lòng từ bi, bởi vì nó nhận ra sự thay đổi không ngừng nghỉ của hiện tượng; nhiều người không nhận ra được sự thật vô thường này và đeo bám, dính chặt với ảo ảnh những cái tôi của họ và trải nghiệm về sự không hề chút đổi thay nào để rồi dẫn đết kết cục hứng chịu đau khổ.
Đấy là lý do tại sao một sự bừng tỉnh toàn triệt ở người thức nhận sự khôn ngoan của bản chất vô ngã thì cũng có một lòng từ bi tuyệt diệu luôn, đặng trợ giúp những ai thiếu vắng khôn ngoan và lòng từ bi đặng thức nhận về sự bừng tỉnh trong chính bản thân họ và ở những người khác. Điều ấy chính xác bởi vì sự bừng tỉnh, giác ngộ hoàn toàn thì không hề có bất kỳ ảo tưởng nào về cái tôi nữa, rằng chúng là vị kỷ (đối lập với ích kỷ) trong nỗ lực trợ giúp người khác của họ. Do đó, khôn ngoan đích thực là từ bi đích thực, từ bi đích thực là khôn ngoan đích thực.
Vậy nên, không nhất thiết cảm thấy vì những người khác (nhờ có lòng từ bi) và không cảm thấy vì họ (nhờ trạng thái tách biệt) cùng một lúc luôn. Chúng ta chỉ cần nhận ra cách niềm đau nỗi khổ về những người khác là đối với họ và tiến tới muốn trợ giúp họ. Chẳng hạn, khi một đứa bé khổ sở khóc thét do nửa đêm gặp ác mộng thì chúng ta thật tự nhiên cố gắng vỗ về thật dịu dàng để bé thoát khỏi ảo tưởng phi thực tế. Nếu rốt ráo không chăm sóc cháu, mặc kệ các cơn ác mộng hành hạ bé thì chúng ta đã hành xử sai trái, như thể chúng ta vốn không có Phật tính luôn đầy ắp lòng từ bi. Do đó, chúng ta cần tiến hành và nên thực sự chăm sóc bé. Đơn giản là làm tốt nhất điều mình có thể mà không dính mắc với các kết quả. Đây là cách vun bồi sự không dính mắc đúng đắn, vốn đối lập với các tình huống trong đó hiện diện nỗi sợ hãi của việc trở nên quá gắn bó với những ai mình quan tâm, săn sóc. Nỗi sợ hãi này thậm chí còn có thể kiến tạo một sự chần chừ dấn thân vào bất kỳ dạng thức của mối quan hệ với bất cứ ai, ở một chừng mực nhất định là không thuộc trạng thái từ bi rồi.
Chúng ta cần nhớ rằng không ở trong bất kỳ quan hệ nào không tất yếu dẫn tới việc tách biệt một cách tự động được. Lấy ông Phật làm ví dụ hoàn hảo. Khi một đệ tử qua đời trước mặt mình, Ngài không hề đớn đau sầu khổ vì gắn bó, yêu thương. Ngài chỉ đoan chắc rằng mình đã làm mọi điều tốt nhất có thể khi các đệ tử còn sống. Thực tế, dài lâu biết bao việc sự bừng tỉnh đã không hề được nhận diện, lảng tránh các mối quan hệ có thể là dạng dồn nén, đàn áp của sự gắn bó, yêu thương tức là, không muốn yêu thương, gắn bó.
Bất kỳ dạng thức gắn bó nào thì thảy đều rồi sẽ chỉ khiến ai đó không được giải phóng. Đó là bản chất với sự gắn bó ngay bây giờ, lúc này trong khi chúng ta có thể làm tốt nhất sức lực mình nhờ tỉnh thức trước thực tế vô thường, nhằm dần giảm thiểu đúng lúc sự gắn bó; điều này hết sức xác thực bởi vì người ta rồi sẽ băng qua, mất đi đến độ mình nên trân quý họ và trợ giúp họ ngay bây giờ, với lòng từ bi, thay vì tránh né họ- điều không thực sự đem lại lợi lạc cho bất kỳ ai, dĩ nhiên, ngay cả cho chính chúng ta.