Bài gốc Em có bị Trời phạt không? đã được một tờ báo mạng nổi tiếng hơn hẳn giật tiêu đề ra thành “Ký ức dày vò của người vợ đã ngoại tình với đồng nghiệp có vợ”.
Xin chị cho em lời khuyên: Em là con gái 28 tuổi. Em đã kết hôn được 9 tháng rồi. Cuộc sống vợ chồng em tốt, chồng em thương em và em cũng chung thủy với chồng. Nhưng em hay bị ám ảnh chuyện hồi xưa. Lúc em 7 tuổi thì em bị xâm hại tình dục, cả nhà em không ai biết, chỉ khi em đi học thì mới tự hiểu. Đến lúc em tốt nghiệp ĐH vừa đi làm thì bị vướng vào mấy chuyện tình ái tào lao. Có lúc em vào khách sạn với thầy giáo rất già, nhưng lúc đó thầy đó chỉ hôn và sờ soạng chứ không có làm gì hết. Lần thứ hai cũng tương tự như vậy với anh cùng cơ quan, đã có vợ. Sau đó em nhận ra mình không đàng hoàng. Em đã tự dứt bỏ và không có gặp gỡ với những người đó. Mấy năm sau thì em chững chạc hơn và có gia đình. Em rất yêu chồng em, không có ý nghĩ gì không đàng hoàng. Nhưng trong thâm tâm em luôn đau khổ và xấu hổ vì chuyện xấu em đã làm. Em luôn nghĩ mình bị bệnh vì trời phạt rồi. Em là người học rất giỏi, công việc cũng rất thành công. Xin chị hãy cho giúp em lời khuyên. Em biết quá khứ của em không ra gì, nhưng trời có cho con người ta một con đường sống không hả chị? Có lúc em buồn đến mức muốn chết, muốn buông xuôi hết chị à. Em ân hận vì tuổi trẻ bồng bột quá.
Cách trả lời của người giữ mục Tư vấn cơ chừng phản ánh thói quen khuyên nhủ đơn thuần và lối tiếp cận từ khía cạnh đạo đức truyền thống đi kèm kiểu tư duy dân dã đời thường. Vậy liệu ở đây, dước góc độ người làm tham vấn/ trị liệu tâm lý, đâu là các điểm mấu chốt chúng ta muốn nhấn mạnh và tập trung phân tích?
Dĩ nhiên, một cuộc hôn nhân khởi sự mới 9 tháng thì còn đầy tràn hy vọng cho tương lai rộng dài mở ra phía trước. Ngay cả nếu như xảy đến vấn đề chi sau 9 tháng ấy, điều gì đó khác vẫn đang tiếp diễn. Nhiều cuộc hôn nhân cùng tháng năm chất chồng thường cũng chứa đựng cả tập hợp nào ít ký ức buồn bã, những trải nghiệm tồi tệ, các cuộc tranh cãi bất tận, bao lần quyết đoán sáng suốt, và vô vàn ngọt ngào đã qua. Trong khi các sự kiện này khó bị lãng quên hoàn toàn, những trải nghiệm thường tự nhiên nối nhau lặn xuống và hiếm hoi trồi lên bề mặt trừ lúc sự cố khơi bày…
Thùng rác cũ càng dữ liệu nọ kia của quá khứ như cách người phụ nữ mới làm vợ tâm sự e chừng dễ nổi lại trong một số tình huống. Lối cách hay gặp nhất cho kiểu dĩ vãng sống dậy như này là khi chúng ta mắc trầm cảm; lúc ấy, bộ não kiếm tìm các ký ức chỉ cho mỗi sự kiện ấy mà thôi: một sự tổn thương xa xưa, một trải nghiệm sang chấn, hoặc công việc gì đấy chưa hoàn tất. Đó là một trong lắm phương thức bộ não dày vò người đang kinh qua u uất, nó chơi một băng hình tâm trí về thời cũ rồi nhặt lấy hết các sự kiện lẫn trải nghiệm tồi tệ. Nếu cô ấy trầm uất, cô ấy sẽ được đề nghị cho biết lý do tại sao cô lại có những hành xử nọ kia hoặc những chuyện chi đích thị từng xảy đến với năm tháng thơ bé đó, kỷ niệm về “mấy chuyện tình ái tào lao”, hoặc tai sao cô còn vào đâu đó với người này kẻ nọ? Nên lối xử lý cho tình huống này là xử lý với trạng thái trầm uất và ám ảnh, chứ không phải với ký ức, kỷ niệm.
Một lối nghĩ khác cho tình huống này thuộc về cái gọi là ký ức cảm xúc. Thời trung học đã thành dĩ vãng mịt mù, song nếu mình nhận được lời mời hội trường thì lập tức tâm trí ngập tràn bao kỷ niệm. Chúng ta bắt đầu tua lại sổ lưu bút, nghe bài hát từng nghêu ngao, nhớ mặt bạn ngồi cùng bàn, v.v… Nếu bạn bè hoặc ai đó gần gũi, thân quen thúc đẩy trí nhớ của người phụ nữ mới lập gia đình ‘đào sâu’ một vài sự kiện nào đó, cô ấy sẽ sống trong cả mớ dữ liệu ngập tràn của một thời khủng khiếp. Các ký ức xưa cũ hơn 20 năm có lẻ chợt trỗi dậy bởi vô vàn cò lẩy khác nhau như âm nhạc, phim ảnh, các hoàn cảnh tương tự, bình luận của ai đó, và dĩ nhiên, không loại trừ ngay cả chính vì cảm xúc sung sướng, lâng lâng của người phụ nữ đang thụ hưởng tháng ngày lứa đôi hạnh phúc; nghĩa là bởi bất kỳ điều gì… Và như mô tả, nhớ lại các trải nghiệm đã qua tạo nên nhiều cảm xúc tương tự của một thời: tội lỗi, bối rối, tủi nhục, hoang mang, v.v…
Thật vui mừng vì người phụ nữ này đã lưu ý đến sự kiện bị xâm hại tình dục lúc lên 7. Những câu chuyện như thế vốn ít khi bày tỏ, tự bộc lộ và thường tác động mạnh mẽ hơn là ta có thể tưởng tượng; có quá nhiều lý do khiến người trong cuộc hay chọn thái độ im lặng lờ đi… Và dù cô ấy có thể nghĩ mình vượt qua được tình huống rồi, khả năng là một số cảm xúc còn giấu kín, khuất che cứ hiện diện rồi dễ khiến cô ấy phản ứng kém cỏi với stress. Thậm chí ngay cả trường hợp đúng là cô đã vượt qua ám ảnh, việc thiết lập các phiên tham vấn với một nhà trị liệu từng trải có thể hữu ích vì một số hành vi cô nêu lên trong thư đòi hỏi cần được thấu tỏ để rồi không còn quấy nhiễu tâm trí cô nữa.
Các ký ức tồi tệ nhất cũng có thể được mang lên bề mặt lần nữa theo thời gian do trầm cảm. Khi chúng ta trầm cảm, bộ não lục soát trong mớ ký ứ các trải nghiệm tồi tệ nhất nhằm hành hạ và gây đau đớn về mặt tinh thần. Người phụ nữ này có thể từng trầm uất nhiều năm tháng, nguyên nhân khiến não bộ của cô mang trải nghiệm xa xưa lên bề mặt. Vì những nỗi ám ảnh cũng hay thấy trong trầm cảm, bởi nó khả năng cao chứng tỏ trạng thái trầm cảm được duy trì ở mức độ chừng mực tại thời điểm này. Khi chú mục vào các ký ức chứa đựng các cảm xúc khốn khổ, chúng ta duy trì sự khốn khổ về mặt cảm xúc, như chính người phụ nữ đang sống đời hôn nhân thú nhận: “Em luôn nghĩ mình bị bệnh vì trời phạt rồi… Có lúc em buồn đến mức muốn chết, muốn buông xuôi hết… Em ân hận vì tuổi trẻ bồng bột quá”.
Những trải nghiệm của người phụ nữ khá thường gặp, và cuộc dằn vặt nội tâm của cô ấy nhấn mạnh các điểm khác biệt quan trọng giữa ký ức tuổi thơ và hiểu biết lúc đã trưởng thành rồi về chúng. Khi nhìn lại các ký ức hồi thơ bé mà bây giờ chúng ta biết rằng không thích đáng và phù hợp, chúng ta thấy những trải nghiệm sống động ấy như một tập hợp các khái niệm, đánh giá và cảm nhận mà chúng ta đã không hiện diện đúng đắn vì hồi ấy mình còn bé tí. Đích thị, “bị xâm hại tình dục” chuyên chở nặng nề sự đánh giá, hình ảnh hiển thị và cảm xúc, và trạng thái “nạn nhân” của việc bị lạm dụng đó tự thân đã chứa đầy vấn đề kèm theo.
Điều thiết yếu, phải tách biệt các sự kiện như người phụ nữ từng trải nghiệm chúng khi còn là cô bé thoát khỏi những ý nghĩa và liên kết giờ đây trong vai một người phụ nữ đã yên bề gia thất nhìn lại thông qua hiểu biết trưởng thành. Sự tách biệt đó điều chỉnh những bất đồng, chênh vênh liên quan đến cảm nhận thể lý, vui sướng ít nhiều cô ấy từng trải qua cùng nỗi niềm chán ghét, kinh tởm hiện tại cô cảm thấy như cô nhận ra bối cảnh, các động cơ và sự lạm dụng quyền lực của một người phụ nữ trưởng thành. Phân biệt viễn tượng đứa trẻ và vễn tượng người lớn cho phép người phụ nữ ý thức được rằng, chỉ bởi vì cô đã không cảm thấy thật tồi tệ và đủ sức vứt bỏ lúc đó, cô đã không tha thứ cho việc lạm dụng quyền lực của người trưởng thành hoặc phản ứng theo một cách thức bất thường. Không có điều gì sai trái với cô ấy bởi cách phản ứng như từng thể hiện trước đây. Thông qua hiểu biết tuổi thơ và dĩ vãng dần xa, không hề có lý do nào để ngờ vực rằng trải nghiệm một thời là tủi hổ hoặc bệnh hoạn.
Trong thư còn có thể đọc thấy ước muốn định dạng, xác lập rõ ràng mọi thứ từng xảy ra. Thay vì cố gắng gọi tên, hay hơn là xử lý trải nghiệm như đã mô tả: nhận ra rằng các viễn tượng cô ấy cầm nắm bấy lâu rồi so sánh chúng với hiện tại đang gánh lấy trách nhiệm là hoàn toàn khác biệt, và điều đó là bình thường. Bởi vì một định nghĩa về “lạm dụng/ xâm hại” là chấn thương thể lý, chúng ta có thể đôi khi giả định lạm dụng/ xâm hại tình dục phải là trải nghiệm như sự khó chịu, bất ưng về mặt thể lý ở đứa trẻ. Tuy thế, “xâm hại” trong lạm dụng tình dục thường nghiêng về sự kiện là người lớn dùng quyền lực và hiểu biết trưởng thành cho sự thỏa mãn khoái lạc tình dục của bản thân (lợi dụng sự ngây thơ của trẻ nhỏ). Gán nhãn cho trải nghiệm cách nào đi nữa không thay đổi được con người cô ấy đã từng và hiện là, và chỉ đến khi “đi học thì mới tự hiểu” cho thấy, các trải nghiệm ấy dường như không mang nhiều ý nghĩa cho chính bản thân cô.
Xử lý về mặt tinh thần và cảm xúc những vấn đề thuộc về dĩ vãng trước khi lập gia đình như vậy đúng là dạng công việc mà các nhà tham vấn tâm lý được đào tạo để đảm nhận, và không khó thấy rằng giải quyết những trải nghiệm tình dục thời thơ ấu cũng như các vấn đề rắc rối nảy sinh khi hẹn hò, bắt cặp sau này là điều gì đó mà các nhà trị liệu từng trải thừa sức trợ giúp. Mỗi cá nhân với những trải nghiệm là duy nhất và chỉ nên được hiểu đúng trong bối cảnh; không có cách thức phải, trái cần đạt tới, trước đây hoặc ngay bây giờ.
Một vài khuyến cáo cuối cùng.
- Nếu người phụ nữ đã kết hôn rồi này quyết định không có hành động gì thêm về các sự kiện đã xảy đến thì cô ấy cũng phải quyết định phóng thích quá khứ để khỏi canh cánh bên lòng nữa. Chúng ta chẳng nhất thiết giả vờ như không có chuyện gì xảy ra song chúng ta nhận thấy rằng các ý nghĩ ám ảnh về tình huống nêu trong thư là gây hại cho chính mình. Cần dùng các chiến lược liên quan đến vấn đề ký ức cảm xúc để xử lý các căng thẳng, bực bộ về mặt cảm xúc còn lưu giữ trong trí nhớ.
- Người vợ trong câu chuyện đang bàn không lẻ loi với một bí mật khủng khiếp. Các thành viên thân thiết, ruột thịt hoặc chí ít bố mẹ sẽ không cảm thấy thoải mái, ổn thỏa với những sự kiện xảy đến trong gia đình, tuổi thơ và quá khứ của ta khi họ không biết cách thức mình hiểu về thông tin cũng như những gì mình đã thực hiện, tiến hành… Thử cân nhắc, nếu quyết định tiến tới hướng về phía trước cùng với cuộc hôn nhân ưng ý, người phụ nữ có thể tâm tình với mẹ hoặc chị em gái và dùng dạng thức trao đổi kiểu “thông cáo báo chí”…
- Lựa chọn tham vấn/ trị liệu tâm lý có thể sẽ rất hữu ích vô cùng. Cô ấy có thể bị trầm cảm, nhất là nếu ám ảnh này gây than khóc dầm dề, đau đớn, khiến mất ngủ kéo dài. v.v…
- Như chính động cơ thúc đẩy người phụ nữ giờ đã có nơi có chốn khởi thảo lá thư, thời gian có vẻ chỉ đang dần làm lành lặn các vết cắt, sẹo nhức buốt trong thân xác song nó khó chữa trị rốt ráo các tổn thương cảm xúc sâu thẳm. Thực tế, việc nghĩ lại và sắp xếp thái độ của bản thân lần nữa thật đúng đắn sẽ giữ vai trò chữa lành ký ức đớn đau. Người sống sót sau những trải nghiệm kinh hoàng đã hồi phục hoàn toàn được bởi vì họ tái xác lập tư duy về trải nghiệm rồi tiếp tục sống với một cuộc đời khác trước. Không ngừng ghi nhớ dĩ vãng mà cứ nghĩ như cũ về nó dễ là nguyên nhân khiến chúng ta sống lại sự kiện đau thương mỗi ngày, lôi kéo chúng ta quay về quá khứ muốn hòa giải thứ tha, và dần làm tuột rơi những gì đáng giá đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại.