J. Soi (38): Không có tương lai trong quá khứ

Vài ba khoảnh khắc nhìn vào nhau, thế là Mr. X đã biểu tỏ ngay sự không hài lòng. Thầy ấy là người dạy môn Toán thời phổ thông trung học cho nhóm học trò chúng tôi. Chắc chắn phải có một lý do logic và khoa học hết sức hoàn hảo cho điều nhận định đó. Sống sót của kẻ khỏe mạnh nhất hoặc nhờ cơ chừng dựa vào tiến hóa. Ngay cả khi điều ấy có thể giải thích thì cũng chẳng mang ý nghĩa gì sất, nhất là từ khía cạnh tốt đẹp.

Tuy thế, tôi không rõ mình có ham muốn tìm hiểu sinh lý học không. Nó tựa như một làn sóng thực sự của đại dương vậy; rốt ráo chỉ phụ thuộc rằng mình đang đương đầu hoặc cóc thèm nhìn ngó chi cả. Có những khoảnh khắc trong đời đích thị gây bàng hoàng, sửng sốt. Không từ ngữ, không suy tư, và cũng không thở dài nhẹ như hơi thở nữa. Đó là một ví dụ cho giờ cao điểm bung nở trạng thái kiêu hãnh vô lối, tình yêu thương cắc cớ hoặc thứ cảm xúc thô nhám rất khó lý giải thấu đáo cội nguồn nảy nòi. Khoảnh khắc ấy đúng lúc để cho ta cảm thấy quyền năng, sống động và tràn đầy. Ngờ đấy như dịp adrenaline được tiếp thêm ngoài kế hoạch. Song cô cậu nào mà chưa từng trải qua cơn rung chấn tương tự và nó tuyệt không lúc nào giông giống.

Cách nhanh nhất để biết rõ một cái gì nóng bỏng là chạm vào nó. Mình khó mà nhận thức thấu suốt tầm quan trọng của các cảm giác cho đến khi đánh mất… Đánh mất cảm giác tức thời ngay trong tầm tay với không tựa huyền diệu như sắp bị điếc, dù nó ít nhiều là dấu nhắc cách chúng ta dựa vào các cảm quan để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thở dài chắc chắn là thứ quan yếu nhất theo sau khi đã nghe thấy. Sờ chạm đến kế tiếp nhờ vị giác và khứu giác… Mùi café chợt gây sốt ngây ngấy, đốt lây lan cái lưỡi. Thế giới không hề tuyệt diệt khi mình không gõ lách cách, và cảnh giới cá nhân sẽ ít lắp khít khi mình thôi không biểu đạt bản thân.

Khi nghĩ về sự sờ chạm, tâm trí mở rộng ra đặng ghi nhớ các cảm quan thể lý. Lụa, giấy nhám, và nhiều loại vải vóc trên đời phủ lụt đời sống. Khó khăn để tưởng tượng xem mình không có khả năng cảm nhận cái làn da mịn màng nơi cái má trẻ thơ phinh phính hoặc độ ấm nóng mờ hơi dưới vòi hoa sen… Những nhận thức về cảm xúc lại càng phức tạp hơn bức tranh Picasso hoặc một bản giao hưởng thính phòng; không thể tưởng tượng mình không cảm nhận tình yêu, ghét bỏ hoặc vô cảm. Khi tôi có mặt với niềm vui, sang chấn và nỗi đớn đau dây dưa của mọi người mỗi ngày, cơ thể tôi uất quặn trong thấu cảm với các câu chuyện từ thân chủ; uyển chuyển và sinh khởi như bất kỳ thứ gì tìm thấy ở điện Louver ở Pháp quốc. Và chúng ta càng tiếp chạm nhiều, chúng ta càng có thể tiếp chạm dễ dàng hơn. Khó tưởng tượng mình thiếu khả năng biểu đạt tình yêu thương chỉ bằng một sự sờ chạm nhẹ nhàng hoặc một cái hôn.

Mỗi ngày chúng ta tiếp chạm thế giới và mọi người chung đụng xung quanh. Dù các cảm quan khác uy lực, song thông qua phương thức này mà chúng ta kết nối cả thể lý lẫn xúc cảm với tha nhân. Các phần còn lại của cảm quan cơ chừng đóng vai trò đầu vào.

… Ah, còn đây điều kỳ diệu của công nghệ hiện đại. Chúng ta có các thiết bị giả định chạm mó đủ thứ giúp chúng ta. Bao nhiêu kẻ từng ngồi nghiêng ngó trên ghế phổ thông nhớ về cái cảm giác chơi mê mải với cái máy tính (calculator) cầm tay; giời, sự thật ấy lặp lại ở thời đại video game hiện nay?

Để có câu trả lời, không nhất thiết điều gì đó phải được thêm vào. Mình cẩn thận nắm bắt lấy mọi sự kiện rồi đặt chúng vào một phương trình đơn giản. Đảm bảo mọi thứ đúng hàng cột, nhóm loại và rồi làm phép tính thôi. Dĩ nhiên, nếu bấm công thức quá khó khăn thì e chừng kết cục không cho ra kết quả đúng được. Quá nhiều các sự kiện phải ghé mắt trông chừng.

Bất chấp nỗi sợ hãi và e ngại môn toán, có những câu trả lời đúng đối với một số vấn đề. Và càng đơn giản câu hỏi, càng dễ nhận được đáp số chính xác. Chúng ta luôn luôn cố phủ trùm mọi chuyện rồi chung cuộc lại tìm cách đẩy đuổi chúng đi, các cách thức càng ngày càng tinh tế. Cố gắng dùng đại số hoặc cosings để tính điểm xuất phát đường tuyến tính, xong rồi lại kết thúc bằng góc cạnh sai lè.

Nên chi, tôi đoán Mr. X không dạy chúng tôi điều gì đó về cuộc đời, ngay cả khi cái thước kẻ có thể vụt xuống tay học trò vì mắc lỗi ngây ngô không đáng… Luôn luôn đơn giản trước khi tiến hành công việc. Nhìn vào vấn đề từ bức tranh lớn; câu trả lời buộc phải hoàn hảo hay mình có thể vừa ước tính vừa lập luận? Đôi khi tính vừa đủ thôi, khi nó không diễn ra được thế thì dành thời gian để giảm thiểu vấn đề xuống thấp nhất loại hạng cơ bản trước khi khởi sự vẽ hình. Và đừng nhờ vả kẻ khác, đấy là vấn đề mình phải tự giải quyết lấy. Tất cả lời khuyên trên trần gian này sẽ không giúp xử lý được điều gì mình chẳng muốn làm bằng nhiệt tình của con tim tuổi trẻ.

Vấn đề cơ bản là gì? Liệu nó sẽ giúp ta cảm thấy tốt lành hơn hẳn? Để yêu thương nhiều hơn? Và nguy cơ gặp phải các câu trả lời sai toét cũng cao lên hoặc mình chỉ việc cố gắng hết sức xử lý, cho dẫu càng làm càng mắc kẹt? Nếu mình trước tiên đơn giản đã, đôi khi câu trả lời rõ ràng. Có thể không đạt được như ý song mình sẽ cảm thấy nhiều tốt lành về cái sai trái; về việc bộc lộ, thể hiện công việc bản thân. Vào cuối ngày, nhất thiết mình khó mà không cảm thấy vui sướng trong lòng. Tôi nghĩ có thể gọi nó là môn toán của tâm hồn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top