Ngày Tự do Báo chí: điểm A cho phát ngôn đáng tôn trọng và nỗi lo vun bồi sự thật cao nhất

Hôm nay, tổ chức UNESCO tiếp tục kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới.

Thực tế nhiều điều tiếng liên quan vẫn vo ve tại Việt Nam, dù từ lâu nhà họat động cách mạng nổi tiếng của Đảng là Phan Đăng Lưu (1902-1941) đã khẳng định ‘tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền‘.

Với khả năng tiếp cận và truy cập internet, người dân nước nhà rõ ràng đã biết tận dụng cơ hội để truyền thông chủ động, mạnh mẽ hơn đồng thời chính trên tiến trình họat động này, họ cũng ít nhiều tự cảm thấy nguy cơ xuất hiện hết sức nhãn tiền.

Đó là qua các hình thức khác nhau như blog, diễn đàn, trang điện tử cá nhân, mạng xã hội,… chúng ta bỗng dưng tìm được cách thức ấn tượng xác nhận những thành kiến nọ kia của bản thân mình.

Dù một khi đẩy lên trang mạng thì chắc chắn tác giả tin tưởng đó phải là sự thật, song không lạ lẫm vô vàn bằng chứng vương vãi còn lại của những đồn đoán, tung tin, nói năng văng mạng, đưa ý kiến thiếu trách nhiệm công dân và bản lĩnh tổ chức, trao đổi kém văn minh lẫn non kém nghiệp vụ kiểm chứng,…; rốt ráo ra, cần thừa nhận đấy là phần hạn chế của sự dũng cảm.

Từ trạng thái bị bưng bít sang chuyển tải cơ hồ ngập tràn- một lần nữa- cả người viết lẫn độc giả sẽ phải thức nhận nghiêm túc, đủ đầy hơn về tính đáng tin cậy của thông tin; đến lượt mình, lại âm thầm trở thành kẻ trầm tĩnh suy tư, cân nhắc chiêm nghiệm, cẩn thận, tỉnh táo trước dòng chảy tin tức ào ạt mời gọi…

Tự do ngôn luận là điều tột bực tối cao; hệ quả tất yếu kéo theo, chúng ta chấp nhận tự nguyện bảo vệ phát ngôn làm chúng ta thất vọng, gây bẽ mặt, hạ thấp thanh danh mình và lắm chuyện tồi tệ khác; vấn đề, tuy thế, chẳng nằm ở luật bảo vệ quyền tự do ngôn luận mà đôi khi nó tòi từ việc ai thưa thốt những lời ấy.

Giữ gìn các thiết chế xã hội cơ bản như cộng đồng dân cư, trường học, gia đình nên chúng ta nảy nòi nhu cầu khuyến khích người trẻ phát ngôn lời lẽ giá trị, đáng trọng và ao ước ngăn chặn những phát biểu tệ hại, xấu xa…

Những kiểu thức tuyên truyền xưa cũ đang gắng sức biến chuyển, nhịp cùng biểu hiện đa dạng của truyền thông hiện đại nhằm không ngừng kiên định quan điểm xiển dương dân chủ, cung cấp thông tin chính xác và tôn vinh sự thật.

Có vẻ, thời kỳ đáng mong í tiếp tục đòi hỏi điều kiện ấp ủ, thôi thúc luyện tập và đổi thay tốt đẹp để hội tụ sáng rỡ; vì thế, thật dễ hiểu về một nỗi lo đáng quan ngại chưa chịu yên ắng, xếp xó, quy hàng cho mãi mãi…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top