Suy nghĩ lại về việc phân loại các rối loạn tâm thần

Theo lịch trình, Sổ tay Thống kê và Hướng dẫn Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần mới (DSM-5) sẽ được công bố vào tháng 5.2013.

Dana Foundation– một tổ chức tư nhân gồm tập hợp các nhà khoa học Thần kinh tài trợ thiện nguyện trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ- mới đây đã đăng bài báo trên trang nhà của họ để chỉ ra nhu cầu cần có một cách tiếp cận khác trước, hoàn toàn khác biệt trong nghiên cứu và hiểu biết bệnh tâm thần.

Khởi từ 1980, DSM đã góp phần phân phối một lối chẩn đoán chung cho tất cả các nhà lâm sàng, bệnh nhân, khoa học gia, các hệ thống học đường, tòa án và những công ty bảo hiểm, công ty dược; vì thế, bất kỳ thay đổi nào của Sổ tay Hướng dẫn đều tạo nên ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiếc thay, theo tác giả bài báo trên, DSM lại phản ánh nghèo nàn những thực tế sinh học và lâm sàng.

Vấn đề với DSM-IV, ngôn ngữ chẩn đoán chung hiện tại của chúng ta, là phần lớn các dữ kiện xác quyết nó dựa vào lại nắm bắt kém thiếu thực tế sinh học hoặc lâm sàng. Trong lâm sàng, những hạn chế của cách tiếp cận DSM-IV bây giờ có thể biểu hiện nổi trội ở 3 lĩnh vực sau: (1) vấn đề bệnh kết hợp (comorbidity), (2) nhu cầu phổ biến các chẩn đoán “không biệt định khác” (NOS), và (3) tính tùy tiện của những ngưỡng chẩn đoán.

Bất luận cách tiếp cận của DSM-5 căn bản ra sao, điều cốt yếu là cộng đồng khoa học phải vượt thoát khỏi nơi ủ chứa chẩn đoán nhân tạo đã khống chế quá mức nghiên cứu, gây tổn hại hết sức lớn lao. 

Thắc mắc: làm thế nào giới nghiên cứu không những được phép mà còn khuyến khích họ suy nghĩ lại việc phân loại tâm bệnh học? Thúc đẩy sáng tạo khoa học sao đây khi các nhà lâm sàng vẫn phải tiếp tục truyền thông với bệnh nhân, người nhà của họ cũng như với các công ty bảo hiểm, nhà trường và tòa án?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top