Buổi sáng bàn chuyện cần thiết phải ngủ để học hỏi

Thường vào những thời điểm sau cơn gió mưa dây dưa kèm sấm chớp sáng lòa giật đùng đùng trong đêm thì giấc ngủ của ta hiếm khi ngon lành, sảng khoái; hơn nữa, có thể mình thức dậy với cảm giác hơi ê ẩm, mệt mỏi… (một trong những tình huống cấm kỵ làm chuyện ấy đấy).

Hơn thế, vừa khởi động đầu ngày, thật khá cám cảnh khi thấy mấy cô cậu mới lớn cứ ngáp ngắn ngáp dài, còn dựa vào vai nhau tranh thủ chợp mắt ngủ bù nữa chứ.

Thực sự, vấn đề ngủ nghỉ của tuổi mới lớn hết sức đáng chú ý vì thú vị, như chính những thay đổi phong phú và biểu hiện tâm- sinh lý sống động của chúng.

Việc một chàng trai hoặc cô gái đang độ tuổi đến trường than vãn thiếu ngủ hoàn toàn chẳng là điều gì ghê gớm lắm, phải lo lắng quá mức hoặc vội vàng nghĩ ngay tên gọi rối loạn này nọ.

Theo nhà thần kinh học Helene Emsellemmay mắn là khả năng phục hồi của tuổi mới lớn rất nhanh chóng; thức ăn, ánh sáng và bài tập thể dục là những thứ cần cho bộ não vào buổi sáng, thời điểm để đồng bộ đồng hồ sinh học trước khi đến trường.

Ngoài ra, chuyên gia giấc ngủ này cũng cho biết, nếu đồng hồ sinh học của một người trẻ bảo rằng chúng không thể ngủ nổi cho đến lúc nửa đêm thì một viên thuốc ngủ tuyệt đối chẳng có tác dụng gì sất. Cách hay nhất là tổ chức thành lề thói hằng ngày phù hợp và tạo điều kiện một môi trường ngủ thoải mái.

Nghiên cứu cho thấy, vị thành niên cần 9,2 giờ để ngủ và cho dù chu kỳ 24h có bị trì trệ mấy đi nữa thì chúng cũng nên lên giường tầm 11g đêm.

Trong lĩnh vực giấc ngủ, theo giáo sư tâm lý học Wolfson, chưa từng có nghiên cứu nào chứng tỏ ích lợi của việc xem TV trước khi đi ngủ; hầu hết nghiên cứu cho rằng, xem TV hoặc dùng máy tính hàng giờ trước nỗ lực để ngủ đối với cả người trưởng thành lẫn trẻ em đều không hề có ích nhằm dễ thiếp đi.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo xem TV 1-2 giờ/ngày và không nên đặt TV trong phòng ngủ.  Một phát hiện ấn tượng qua thăm dò của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ 2011 đối với người Mỹ cho thấy, 18-20% người trẻ tuổi 13-18 và 19-29 thừa nhận ít nhất đôi lần trong đêm bật dậy để dùng điện thoại, tin nhắn hoặc email. Điều này rõ ràng không lợi lạc gì cho việc ngủ.

Một vấn đề đáng quan tâm. Làm thế nào mà sự thiếu ngủ và những khía cạnh đặc thù khác trong đời sống của tuổi mới lớn (caffeine, đồ ăn vặt, các chất hormones, những sự lựa chọn đáng nghi ngại) lại ảnh hưởng lẫn nhau?

Chúng ta biết caffeine là chất kích thích và nó làm việc ngủ khó khăn hơn. Nghiên cứu chỉ ra, 95% học sinh lớp 9-12 ở một trường trung học đang dùng caffeine; và nhiều em sử dụng nó để tăng cường sức lực và chống lại sự ngái ngủ ban ngày.

Về đồ ăn vặt, có mối quan hệ giữa việc thiếu ngủ và sự tăng cân trở lại; hiện tượng này biểu hiện mạnh mẽ hơn ở trẻ nhỏ hơn, song bất luận lứa tuổi nào, càng khó khăn để ra quyết định đi ngủ thì càng dễ xơi nhiều đồ ăn vặt .

Vậy cách hiệu quả nhất để ngủ là gì? Làm thế nào một người bận rộn hưởng lợi lạc tốt nhất từ việc ngủ khi có ít ỏi thời gian và đang phải tranh thủ từng tí?

Có lẽ, câu hỏi nên được nghĩ theo hướng khác hẳn: làm sao tận dụng tối đa ngày đang có khi ta thức tỉnh.

Nếu giành được một lượng thời gian ngủ trong đêm theo quy tắc căn bản thì một người bận rộn có thể sẽ tận dụng hiệu quả hơn giờ giấc họ có vào ban ngày để làm tốt mọi sự: sẽ có khả năng suy nghĩ rõ ràng hơn, đưa ra quyết định thật dứt khoát, và nói chung nhiều năng sản hơn hẳn với một giấc ngủ đêm tốt lành.

Gợi ý có thể là nên nhận ra ngủ bao nhiêu thì phù hợp chức năng và cảm thấy tốt nhất với bản thân (mọi người khác biệt nhau) và rồi cố gắng đều đặn có giấc ngủ đấy.

Chuyên gia Crowley còn khuyến cáo rằng, nếu ngủ liên tục 8 tiếng trong đêm là ổn và phù hợp với ai đó thì chẳng có gì đáng bàn thêm cả, chứ không nhất thiết ngủ đêm 6 giờ rồi chợp mắt tranh thủ thêm 2 giờ ban ngày.  Tuy vậy, thời gian chợp mắt khá quan trọng và nên diễn ra quãng giữa thời gian thức trong ngày; làm sao không gặp rắc rối khi ta muốn thiếp đi một lúc.

Rốt cục, liệu sẽ dẫn tới nguy cơ lâu dài cho sức khỏe nếu ta thiếu ngủ triền miên?

Trả lời ngắn gọn là có. Nhiều bằng chứng cho thấy, ngủ ít làm tăng lên nguy cơ béo phì, tiềm năng nhất là gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2 ở cả trẻ em lẫn người lớn. Thường xuyên ngủ ít cũng dính dáng chuyện tăng nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao, trầm cảm và lo hãi.

Lời cuối. Không còn nghi ngờ gì nữa, dĩ nhiên, ý tưởng hy sinh giấc ngủ vì thành tích học tập chắc chắn là một điều nghịch hợp.

Thực tế, chúng ta học trong giấc ngủ, vì thế, cần thiết phải ngủ để học hỏi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top