Chó nhà có thể đọc được tâm trí của ta?

Với câu cú diễn đạt như đánh đố “Yêu” kiểu “doggy” thế này thì ngay cả người lớn rành rọt ‘vành ngoài 7 chữ, vành trong 8 nghề‘ (Truyện Kiều) nếu không học tiếng Anh cũng đành chịu chết, chẳng hiểu mô tê ra làm sao cả.

Doggy style‘: ai táo tợn, bỗ bã tất nói thẳng là ‘chơi như chó’, kẻ tế nhị đến độ chuyển ngữ vòng vèo sẽ thành ‘kiểu chú cún’ (tự hỏi vật cưng còn bé vậy mà sao hồ đồ vội gán ghép tội tình, đã biết gì đâu cơ chứ,…)

Thực sự, chuyện chẳng còn thuần túy là câu chữ mơ hồ, úp mở, chỉ dành riêng cho mấy anh mấy ả cười cợt trên trời dưới đất nữa rồi vì rằng, nghiên cứu gần đây khám phá cách thức loài chó nghĩ ngợi và học hỏi hành vi con người đấy!

Theo tác giả Monique Udell và cộng sự thuộc đại học Florida (Hoa Kỳ), phương thức loài chó đáp ứng với độ ân cần chăm sóc của người nói với chúng ta thật nhiều về những lối kiểu chúng suy tư và học hỏi về hành vi con người; gợi ý tới một sự kết nối giữa những ám hiệu đặc thù, bối cảnh và trải nghiệm trước đó.

Nhiều khám phá đã chỉ ra hết sức rõ ràng những hành vi xã hội tương tự con người (human-like social behaviors) ở loài chó cưng làm cảnh, như khả năng đáp ứng với ngôn ngữ cơ thể, các mệnh lệnh thành lời và các trạng thái chăm sóc ân cần.

Vấn đề là, chúng thực hiện điều đó như thế nào? Chó ước đoán, suy diễn các trạng thái tâm thần của con người nhờ quan sát hành vi và hình thể của họ dưới những hoàn cảnh khác nhau rồi làm theo? Hay chúng học hỏi từ trải nghiệm thông qua việc đáp ứng với các ám hiệu thuộc môi trường, sự hiện diện hoặc vắng bóng của một số kích thích nào đó, thậm chí những ám hiệu mang tính hành vi người? Công trình của Udell và đồng nghiệp làm sáng tỏ các câu hỏi này.

Nhóm tác giả tiến hành 2 thực nghiệm so sánh chó nuôi làm cảnh trong nhà (pet domestic dogs), chó bảo vệ (shelter dogs) và chó sói (wolves) trong những tình huống van nài thức ăn, từ một người chăm sóc hoặc từ một người không có khả năng nhìn thấy con vật.

Họ muốn biết môi trường nuôi dưỡng và sinh sống của con vật (bảo vệ hoặc ở trong nhà với người) hay tự thân giống loài (chó nhà hoặc chó sói) có tác động lớn hơn tới sự biểu hiện của con vật.

Kết quả, chó sói cũng như chó nhà đều có khả năng để van nài thức ăn hết sức thành công nhờ tiếp cận với người có ý chăm sóc. Điều này cho thấy, cả hai giống loài– dù ở trong nhà hay không– có khả năng hành xử phù hợp với trạng thái chăm sóc của người; hơn nữa, cả chó sói và chó cưng làm cảnh đều còn có khả năng cải thiện thật nhanh chóng lối biểu thị của chúng thông qua luyện tập.

Nhóm tác giả cũng phát hiện thấy, các con chó đã không hề nhạy bén với tất cả các ám hiệu thị giác từ sự chăm sóc của người theo cùng một cách giống nhau. Nhất là, chó sống trong nhà hơn chó bảo vệ ở sự nhạy bén đối với các kích thích dự báo mang tính chăm sóc của người; các con chó này ít khi phơi bày với người những biểu hiện chẳng hay ho chi lắm khi van nài thức ăn.

Các nhà nghiên cứu nói, khả năng của chó trong việc đi theo, dõi kịp những hành động của con người khởi từ ước ao chấp nhận con người như những bằng hữu đồng hành xã hội với mình (social companions), nối kết với việc điều kiện hóa làm nảy sinh sự quấn quýt gắn bó và những hành động của con người càng giành thêm sự củng cố. Kiểu ám hiệu mang tính chăm sóc ân cần; bối cảnh thể hiện mệnh lệnh, yêu cầu; và trải nghiệm trước đó đều vô cùng quan trọng.

… Giờ thì độc giả hiểu người ta đâu cần thiết xa gần ỡm ờ ‘yêu’ kiểu ‘doggy‘ nhỉ…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top