Tính dễ tổn thương của đất và nền kinh tế Phật giáo

Đó là câu chuyện đang âm thầm diễn ra ở khắp nơi khi tập quán canh tác nông nghiệp bằng khai hoang đốt rẫy, làm độ phì của đất giảm liên tục và sức ép cỏ dại ngày càng lớn.

Các vùng đất dốc ở miền núi được cày bừa thủ công, sức kéo gia súc hoặc cơ giới hóa đã làm đất chóng trọc, bị xói mòn mạnh, không thể tiếp tục trồng trọt được nữa. Mặt khác, việc làm đất không cho phép kiểm soát cỏ dại nên vô hình trung, tiếp tay cho việc dùng thuốc diệt cỏ…

Câu hỏi hiển hiện: Liệu có thể thâm canh nông nghiệp đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng môi trường?

Xem film về nước Lào, lại cám cảnh thêm cho dân Việt vì chương trình dù đã triển khai từ lâu song ít nhận được sự ủng hộ của cộng đồng; nói chính xác hơn, ngoài yếu tố cơ chế và chính sách quản lý, điều hành vĩ mô thì hình như người ta vẫn chưa cảm thấy bị đặt vào tình huống đương đầu khẩn thiết với sống còn, buộc họ phải thay đổi tập quán canh tác…

Điều này khiến tôi nhớ ngay tới ý tưởng của Năng đoạn Kim cương, rồi không quên nhắc nhở mình lần nữa về nền kinh tế Phật giáo.

Theo đó, đạo Phật đưa ra một cách tiếp cận đời sống kinh tế khác hẳn hoàn toàn với những gì nền kinh tế phương Tây dẫn dụ lâu nay: xiển dương cho việc diệt dục (want negation, nghe kinh quá cơ (!) và phục vụ không vị kỷ tha nhân nhằm đạt được hạnh phúc, bình yên và sự dài lâu, bền vững (permanence); rằng, sản xuất sử dụng các nguồn lực địa phương thỏa mãn nhu cầu tại chỗ là cách thức hữu lý nhất để tổ chức đời sống kinh tế.

Khủng hoảng tài chính và sinh thái đương đại càng tạo điều kiện để các giải pháp thay thế xứng đáng được xem xét cẩn thận.

Dưới góc độ cá nhân, cuốn sách đang đọc dở gợi ra nhiều suy tư thật vô cùng diệu dụng, cả từ mở ngỏ hướng làm ăn lẫn định hình đường lối thân tâm an lạc.

Và mọi thứ thú vị cứ mò mẫm, dấn thân, tiếp diễn thôi mà…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top