Nói với trẻ thế nào khi mẹ mới biết mình bị ung thư vú?

Mình vừa nhận được chẩn đoán mắc ung thư vú (breast cancer). Ngay trước lúc cảm thấy mọi thứ chìm sâu vào sự buồn nản, đã xuất hiện nỗi lo lắng không biết phải nói sao về tin tức này với gia đình, nhất là mấy đứa trẻ.

Nếu giống như hầu hết các bà mẹ khác thì trước tiên mình nghiêng theo hướng bảo vệ các con. Làm thế nào kể về chẩn đoán mà không làm chúng lo cuống? E chừng mình không thể.

Nỗ lực cố che chở bọn trẻ có thể tạo nên tác dụng ngược lại; thậm chí, nếu tránh né đề cập, tiết lộ chuyện mình mắc ung thư thì trẻ sẽ cảm nhận điều gì đó trục trặc, từ chính hành vi của mẹ. Hoặc chúng có thể sẽ nghe đi nghe lại những mẩu tin chắp vá do mình thảo luận, kể lể cà kê qua điện thoại. Không biết đích thực điều gì đang gây bất ổn sẽ làm cho chúng tăng thêm nỗi lo lắng.

Nghiên cứu chứng tỏ trẻ nào biết tới sự kiện thì ít lo lắng hơn. Do đó, điều quan trọng là kể cho các con mình nghe về chẩn đoán, thay vì đợi cho đến lúc mình có kế hoạch điều trị riêng và khả năng việc ấy sẽ tác động tới đời sống gia đình…

Lần đầu tiên nói chuyện với con, hãy thực hiện trực tiếp, tại nhà. Có sự hiện diện của bố cháu, nếu được. Tốt nhất là chọn thời điểm đầu ngày, thay cho lúc đi ngủ. Giải thích trạng thái bệnh lý của mình theo lối thực tế là phù hợp với độ tuổi của con.

  • Trẻ lớn dễ nắm bắt nhiều chi tiết hơn là bé còn nhỏ. Đừng ngại nói ‘ung thư vú’. Đó là cụm từ nghe khó chịu, song khi nó được nói ra nhiều thì càng giảm nỗi đe dọa do cảm giác nó tạo ra cho mình và cho những người khác.
  • Con mới bé tí sẽ chủ yếu quan tâm tới việc chẩn đoán mình mắc sẽ mang ý nghĩa ra sao với chúng. Mình sẽ rời khỏi nhà để tới bệnh viện nằm? Ai sẽ chăm sóc chúng đây? Đời chúng sẽ thay đổi thế nào?
  • Trẻ lớn hơn cũng sẽ quan tâm những điều tương tự, nhưng chúng còn lo rằng mẹ sẽ chết. Khi không thể hứa chẳng bao giờ chết đâu, mẹ có thể trấn an là cơ hội sống sót cao hơn hẳn so với trước đây.

Đừng nói với con cái như kiểu trò chuyện một- lần- rồi- thôi.  Tựa như mình cần thời gian để xử lý chẩn đoán (và có thể mình vẫn đang tiếp tục chuyện này), nên cho trẻ thời gian để chúng thấu hiểu hết những gì đang xảy ra. Thi thoảng đột xuất, chúng có thể đặt vài ba câu hỏi này nọ, như lúc mẹ chở chúng trên xe, đang xem TV, hoặc làm bài tập về nhà dang dở… Những câu hỏi đó nảy sinh thường phản ánh nỗi lo lắng của trẻ, thậm chí giọng chúng chợt lạc hẳn đi, bất thường.

Nhằm trợ giúp giảm nhẹ nỗi lo sợ ở trẻ, nếu có thể, nên trả lời liền các câu hỏi, và căn cứ vào sự thật. Ngay cả nếu mình từng tuyên bố, phát ngôn đúng những sự kiện ấy nhiều lần rồi thì trẻ có thể vẫn muốn nghe chúng một lần nữa.

Đây là thông tin tham khảo thêm việc nói khi mình mắc ung thư.

Cầu chúc mọi điều bình yên, tốt lành cho mẹ!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top