Trị liệu tâm lý có thể làm được những gì?

Quý độc giả đã bao giờ có cơ may được ai đó lắng nghe mình hết sức chăm chú, chân tình và khách quan với mục đích chắc thật chỉ cốt nhằm hiểu biết, khuyến khích rồi trợ giúp mình chạm tới các tiềm năng chưa?

Với đa phần chúng ta, điều này đích thị là xa xỉ và hiếm hoi.

Những người mà mình yêu thương thì thường chẳng mấy khách quan, họ lại còn hay thích đưa ra, chỉ bày mình những việc họ từng làm… Họ cho chúng ta bao dự tính, ý định tốt lành song lời khuyên mang tính thành kiến.

Đời sống riêng của bạn bè vốn quá bận rộn và không phải luôn luôn đủ thời gian để dành cho ta sự chú tâm trọn vẹn. Thêm nữa, chính ta cũng thấy ít nhiều lo lắng về chuyện người khác có thể nghĩ ngợi và cảm nhận về mình, vì thế chúng ta kiềm chế không thổ lộ toàn bộ với họ.

Thật lý tưởng, một nhà tham vấn tâm lý (counselor) là người khách quan và không đánh giá, không dính dáng gì tới đời bạn nếu ở bên ngoài phiên trị liệu (therapy session).

Bạn chẳng phải lo lắng bởi việc cảm nhận của nhà tham vấn gây tổn thương hoặc họ thích hay không “con người thật của bạn”. Cũng không buộc phải lo lắng rằng những thổ lộ, tâm sự với nhà tham vấn sẽ đe dọa một cách trực tiếp đến công việc hoặc quan hệ của bạn. Nếu nhà tham vấn của bạn không thể tỏ thái độ khách quan, họ nên chuyển bạn tới gặp chuyên gia khác phù hợp.

Tham vấn là chuyện thân tín (trừ một số hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt mà bạn sẽ được thông báo trước khi bắt đầu), vậy nên bạn không phải lo lắng người khác phát hiện ra dây mơ rễ má những suy tư, cảm nhận tận đáy lòng của bạn. Mục đích chắc thật của nhà tham vấn là lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của bạn đủ để trợ giúp bạn thỏa mãn các mối thắc mắc, quan tâm.

Không nhất thiết phù hợp với tất cả mọi người, song khi tỏ ra hiệu quả thì tham vấn có thể trợ giúp cho các thân chủ:

  • tiến hành thay đổi
  • tìm thấy hy vọng
  • tăng cường khả năng nhận thức về chính bản thân mình
  • phát triển các góc nhìn, quan điểm mới
  • định dạng các sức mạnh và nguồn lực mình đang sở hữu
  • cải thiện lòng tự tin
  • cảm thấy mình được trao quyền, có khả năng
  • khám phá ra các giải pháp mới
  • bình thường hóa các trải nghiệm trong đời
  • mở mang sự thấu hiểu
  • trông theo một viễn cảnh tích cực hơn
  • củng cố thói quen chấp nhận
  • thăm dò các lựa chọn
  • thích nghi với các tình huống
  • nâng cao tính khách quan
  • học hỏi các kỹ năng mới
  • sáng tạo và làm việc hướng tới các mục tiêu
  • gia cố thêm động cơ
  • đương đầu, thách thức với những nỗi sợ hãi

Tham vấn không thể:

  • Khiến cho bạn thay đổi hoặc làm bất kỳ điều gì mà bạn thực lòng không muốn làm
  • Thay đổi hoặc “lắp khít” người khác vào đời bạn
  • Đưa cho bạn các câu trả lời
  • Tạo nên các quyết định cho bạn hoặc bảo bạn đầy thẩm quyền những gì bạn nên làm
  • Chữa lành bạn hoặc “gắn sửa lại bạn”
  • Thay thế bạn chịu trách nhiệm cá nhân

Các nguy cơ cần đề phòng khi tham vấn

Lần nữa, xin nhớ rằng không phải mọi người đều hưởng lợi từ tham vấn và có nhiều nguy cơ tiềm tàng khi tiến hành một sự thay đổi.

Đôi lúc tham vấn đưa tới những thay đổi trong bạn mà những người có ý nghĩa liên quan, đồng nghiệp, hoặc kẻ giám sát không hề đánh giá cao hoặc chấp nhận đâu. Điều này có thể làm thay đổi các vai trò và quan hệ quan trọng.

Hơn nữa, nó có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khi mới bắt đầu thổ lộ và đương đầu với những điều đang gây rắc rối, quấy rầy bạn. Sự phiền muộn, bức bối của bạn thực sự có thể dâng lên cao độ suốt giai đoạn khởi sự tham vấn.

Thành thật là chính sách ứng xử tốt nhất

Nhà tham vấn của bạn chỉ biết nhiều như những điều bạn kể ra, vì thế thành thật là quan trọng.

Nỡ nào bạn đến gặp bác sĩ vì cơn tức ngực song lại bảo họ là mình đang đau nhức mấy ngón tay cái, nhỉ? Điều ấy dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm, điều trị sai và hậu quả là chẳng cải thiện được gì, thậm chí còn làm tình hình tồi tệ thêm.

Tiến hành để thay đổi

Nói chung, tham vấn trợ giúp người ta để họ tự giúp chính mình và càng đầu tư công sức vào việc trị liệu, bạn càng chóng thoát khỏi nó.

Khi vị bác sĩ đưa cho bạn một toa thuốc hoặc hướng dẫn cách thức để tốt lành hơn, bạn phải dùng thuốc như đã được chỉ định hoặc tuân thủ chỉ bày của bác sĩ nhằm trải nghiệm bất kỳ biểu hiện cải thiện tình hình sức khỏe nào.

Tham vấn tâm lý cũng tương tự thế. Nhà tham vấn của bạn có thể trợ giúp bạn nảy sinh các lựa chọn, song sâu xa nhất vẫn tùy thuộc bạn hướng theo chúng ở bên ngoài phiên trị liệu.

Chỉ bạn có thể thay đổi bản thân mình

Nhà tham vấn có thể trợ giúp bạn trên tiến trình thay đổi và không thể làm người khác trong đời bạn đổi thay. Một số người tìm đến tham vấn bởi vì người khác trong đời họ là nguyên nhân.

Nhà tham vấn có thể trợ giúp bạn đương đầu với tình huống, song ông/ bà, anh/ chị ấy không có quyền năng để thay đổi con người, nhất là con người được xem là mối kiến tạo nên nỗi căng thẳng, phiền muộn hiện không tham dự trị liệu.

Tất cả nằm ở quan hệ

Bạn cần cảm thấy thoải mái với nhà tham vấn để việc trị liệu thành công. Các nhà tham vấn hiểu rằng chúng tôi không dễ hòa hợp được hết với mọi người, vì vậy chúng tôi không cần cảm thấy có lỗi khi một thân chủ chẳng thân mình ngay.

Nếu chú trọng tới quan hệ với nhà tham vấn, bạn cố gắng nhấn mạnh điều đó với ông/ bà, anh/ chị ấy hầu tạo nên những sự thay đổi tương xứng.

Nhà tham vấn của bạn nên có khả năng cung cấp một số lựa chọn tham chiếu khi cần thiết.

Xin thoải mái thổ lộ và bày tỏ những gì bạn đọc thấy cần tìm hiểu thêm về tham vấn/ trị liệu tâm lý.

0 thoughts on “Trị liệu tâm lý có thể làm được những gì?”

  1. Doi khi nguoi tham van noi ho dau tay trong khi dau nguc khong co nghia la ho noi doi ma la su tu choi nhin nhan van de chu dao. Trong truong hop la noi doi thi no the hien viec thieu nie m tin vao nha tham van. Vi vay, nguoi tham van can phai xem xet qua trinh quan he va la nguoi chiu trach nhiem truoc het neu ra nhung bat cap. Neu khach hang khong dat duoc muc do chan thanh nhat dinh va tri lieu khong mang lai hieu qua thi giai phap tot nhat la tam thoi ngung lai hoac chuyen sang nha tham van khac( cung rat nan giai, vi su doi tra co nhieu co hoi lap lai).

    Bai viet cua anh dang ra phai duoc dang tren mot loai bao co tinh pho bien hon hoac it nhat phai duoc day tai truong dai hoc. Neu tat ca nhung nguoi tham van deu hieu nhung dieu tren thi khach hang moi thay het duoc tam li tri lieu mang lai. Nghe chung rat nan giai song biet lam the nao ngoai viet xay to nhu con kien va hi vong bay kien moi ngay mot dong.

    1. Đôi khi người tham vấn nói họ đau tay trong khi đau ngực không có nghĩa là họ nói dối mà là sự từ chối nhìn nhận vấn đề chu đáo. Trong trường hợp là nói dối thì nó thể hiện việc thiếu niềm tin vào nhà tham vấn. Vì vậy, người tham vấn cần phải xem xét quá trình quan hệ và là người chịu trách nhiệm trước hết nêu ra những bất cập. Nếu khách hàng không đạt được mức độ chân thành nhất định và trị liệu không mang lại hiệu quả thì giải pháp tốt nhất là tạm thời ngừng lại hoặc chuyển sang nhà tham vấn khác (cũng rất nan giải, vì sự dối trá có nhiều cơ hội lặp lại).

      Bài viết của anh đáng ra phải được đăng trên một tờ báo có tính phổ biến hơn hoặc ít nhất phải được dạy tại trường đại học. Nếu tất cả những người tham vấn đều hiểu những điều trên thì khách hàng mới thấy hết được tâm lí trị liệu mang lại. Nghe chừng rất nan giải song biết làm thế nào ngoài việc xây tổ như con kiến và hi vọng bầy kiến mỗi ngày một đông.
      ——————————————————————————————

      Thật vậy ư, thưa chị Tn?

      Chia sẻ của chị thú vị ghê. Cám ơn chị, dù không nhất thiết phải biểu tỏ sự tán đồng, nhất trí.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top