Cách thức trừng phạt có thể gây tác động xấu tới sự thành thật của trẻ

Hầu như mọi ông bố bà mẹ đều muốn thấy con mình thể hiện sự thành thật.

Bởi chúng ta đều biết rằng, hết sức thành thật là điều cốt yếu của mối quan hệ lành mạnh; nó giúp mình xây dựng và duy trì sự tin tưởng người khác.

Liệu có những kiểu nguyên tắc, chuyện chúng ta làm với tư cách bố mẹ sẽ ngăn cản hoặc tăng cường sự thành thật?

Talwar & Lee (2011) đưa ra chứng cứ để xác nhận vấn đề này.

Nghiên cứu tiến hành thực nghiệm với trẻ 3 – 4 tuổi ở hai trường học thuộc Tây Nam Phi nhằm so sánh kết quả.

Một trường thấy rằng cần trừng phạt (ví dụ, cho phép đánh bằng roi gậy, gõ đầu, và cấu véo), còn trường kia thì được xem là không trừng phạt (ví dụ, dùng việc kéo dài thời gian, rầy la, và nếu nghiêm trọng hơn thì buộc tới phòng thầy Hiệu trưởng).

Mỗi trẻ trong tổng số 42 đứa/ trường trải qua cái mà các tác giả gọi là nghiên cứu ‘hệ hình kháng cự lại thách thức”; cụ thể, nghiệm viên đóng vai một đối tượng chơi trò đoán với đứa trẻ rồi xin lỗi cô bé rời khỏi phòng, để ‘quên lại’ thứ gì đó. Đứa trẻ được ghi băng suốt thời gian bắt đầu một phút sau khi được bảo là đừng có liếc nhìn đồ vật nghiệm viên để lại trong phòng.

Sau khi nghiệm viên quay lại, hỏi đứa trẻ có liếc nhìn đồ vật không. Bất luận câu trả lời thế nào, đứa trẻ sẽ bị hỏi đồ vật là gì. Nói cách khác, đứa trẻ nói dối hoặc khẳng định sự dối bằng lời phát biểu rất chính xác về đồ vật, hoặc che giấu sự dối bằng cách nói khác đi, hoặc đáp ứng kiểu ‘Cháu không biết’.

Như ta có thể dễ dàng suy diễn, hầu hết trẻ đều liếc nhìn cho dù kiểu trường chúng học. Đứa nào có đủ sức kháng cự lại cơ chứ? Sự khác biệt đến từ cách chúng đáp ứng với các câu hỏi của nghiệm viên. Trong khi chỉ hơn một nửa (56%) số trẻ từ trường không bị trừng phạt đã nói dối về chuyện liếc nhìn thì hầu hết số trẻ từ trường bị trừng phạt (94%) nói dối tuốt mà không phụ thuộc lứa tuổi.

Ngoài ra, 70% số trẻ từ trường không bị trừng phạt kể về đồ vật (bộc lộ sự dối của chúng) và 31% trẻ từ trường không bị trừng phạt nói sự thật về đồ vật. Nghĩa là, mức độ che giấu sự dối của trẻ từ trường bị trừng phạt cao gấp 5 lần so  với trẻ từ trường không bị trừng phạt khi kể lời dối khác.

Các tác giả kết luận rằng, sự đe dọa bị trừng phạt nặng nề không những có thể khuyến khích sự dối trá mà còn làm cho sự dối trá tăng thêm khi trẻ học các cách để tiếp tục che giấu nhằm tránh bị trừng phạt. Rất trái ngược, điều này có thể khẳng định môi trường “không trừng phạt” cũng có thể khiến cho trẻ cảm thấy thật an toàn đến độ chúng thấy cần tỏ ra thành thật về những chuyện chúng đã vi phạm.

Rốt ráo ra, từ kết luận nghiên cứu trên, liệu bậc làm cha làm mẹ thích con cái mình làm điều đúng vì nó sợ bị trừng phạt, hay vì đó là điều đúng cần làm?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top