Học hỏi: khởi sự từ sớm, tâm trí cứ lơi bơi và cái lợi khi thất bại

Hành trình học hỏi của một đứa bé khởi ngay từ gia đình trẻ, trước cả khi chúng bước chân đến trường; ở độ tuổi 0- 5, hầu hết những sự phát triển ngoạn mục đạt tới sẽ tiếp tục đồng vọng suốt cuộc đời.

Do đó, theo nhà lịch sử giáo dục Diane Ravitch, thay vì nghiêng về vai trò thầy, cô giáo chịu trách nhiệm duy nhất thì còn có hiểu biết khôn ngoan hơn về cách trẻ lớn lên, triển nở và học hỏi rồi nhận ra rằng, nhà giáo dục đầu tiên là gia đình chúng, cũng như nuôi dưỡng, tác động của môi trường đích thực là vấn đề cần quan tâm.

Thành tựu nghiên cứu hiện tại khẳng định, học hỏi bắt đầu từ khi mới sinh ra, thậm chí, sớm hơn thế nữa; đứa trẻ đạt được những thành tựu thuộc trí năng và phát triển từ thuở nuôi dưỡng rất sớm, những lợi thế ấy sẽ vẫn còn theo chúng vào tuổi vị thành niên.

Bà Ratvich cho rằng, bộ não của trẻ và thái độ của chúng được định hình trong 5 năm đầu đời, và cơ hội học hỏi của trẻ chịu ảnh hưởng bởi ngôi nhà và cộng đồng chúng lớn lên, bởi sự kính trọng của chúng với chuyện học và với thầy, cô giáo.

Báo cáo phân tích dữ liệu lý giải, ưu tiên cho việc học đọc, viết hoặc làm tính, “trẻ buộc phải đạt được các kỹ năng thô sơ nhằm phục vụ như bước đệm căn bản hướng tới lão luyện các kỹ năng nâng cao và phức tạp hơn.”

Một số trẻ học các kỹ năng này từ bố mẹ và các anh, chị em trước khi đến trường; một số trẻ khác học từ người trông nom trẻ. Song một số thì chẳng học gì hết. Và tất cả “trẻ em giỏi giang các kỹ năng này trong thời gian trước tuổi đi học càng dễ học đọc, viết và làm tính” sớm hơn và càng tỏ ra thành thạo hơn những trẻ khác.

Bài học rút ra như thế, hết sức rõ ràng: bất kỳ chương trình nào dự tính nghiêm túc nâng cao việc học tập cho mọi trẻ em  thì cần bắt đầu thật sớm. Trẻ bé tí sẵn sàng thiết lập hiểu biết chúng có về thế giới và điều hướng cách thức chúng liên quan với việc học như những đối tượng đã chập chững bước đi.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, tâm trí lơi bơi lại dính dáng với ký ức làm việc tốt, tự thân thể hiện mức đo lường trí thông minh, khả năng đọc hiểu và chỉ số IQ.

Theo đó, chí ít thì sự phức tạp trong hành vi và mục đích của bộ não của chúng ta thể hiện ở chỗ một nửa thời gian tâm trí lơi bơi, lêu bêu.

Khi tâm trí vẩn vơ đây đó, những suy tư hiện hình là dấu hiệu của ưu tiên với một người– bất luận vô thức hay ý thức; diễn đạt chi tiết hơn, một tâm trí phiêu diêu là cách thức bộ não tối ưu hóa năng lượng sử dụng, định vị các nguồn lực cho những mối  quan tâm khác khi nhiệm vụ trước mắt không đòi hỏi sự chú ý hoàn toàn.

Chốt hạ một lời, tâm trí lang thang là tâm trí vị chi thông minh.

Cũng mới tuần trước, tin vui– vượt ngoài lãnh thổ nước Pháp– cho các bậc làm cha làm mẹ trên thế giới đã khẳng định, khi trẻ bị ám ảnh thành công và e sợ thất bại thì chuyện thể hiện bài vở của chúng có thể khốn khổ; các tác giả nghiên cứu ước đoán, việc trải nghiệm nỗi vật lộn và thậm chí, cả thất bại trong học hành có thể là điều tốt đẹp cho các em về lâu về dài.

Tại sao đó là tin hay ư?

Ồ, chắc chắn những ai ghét sự hoàn hảo đều thích khi nghe thấy thế. Không chỉ hoàn hảo đã được định mức quá đáng và gây buồn chán mà nó còn có thể tạo nên sự áp bức, và cực đoan nhất thì có thể thành một thứ rào cản ngăn trở người ta sống đời hạnh phúc, lành mạnh.

Bằng cách nào à?

Với cả trẻ em và người lớn luôn luôn khăng khăng muốn “làm đúng” hoặc thành kẻ hoàn hảo thì họ thường đánh mất nhiều cơ hội và trải nghiệm mà sự hoàn hảo chẳng thích hợp tẹo nào hoặc cực kỳ không nhất thiết mong đợi xảy ra; vẽ vời, làm vườn, đá bóng, viết lách sáng tạo có thể là vài thứ thoáng nảy sinh trong tâm trí.

Những ai khư khư đạt tới sự hoàn hảo thì khả năng cao là cảm thấy khó chịu, lo lắng, hoặc kèm cả sợ hãi trước kiểu loại hoạt động vừa nêu.

Vậy làm sao chúng ta có thể cho bọn nhỏ hiểu được rằng việc vật lộn tâm trí với những hoạt động kể trên để dần tiến tới học hỏi được một kỹ năng mới  thì cũng sẽ trợ giúp chúng trên chặng đường dài sau này?

* Hãy cứ để chúng thấy ta thất bại

Lần cuối cùng, con cái thấy bạn thất bại là bao giờ? Có thể, đó là thời điểm để ta nỗ lực gắng sức tiến hành điều gì mới mẻ đủ để chúng có thể trông ta đang hành động.

* Lưu tâm tới tiến trình và tiến trình, chứ không phải chăm chắm duy mỗi kết quả sau rốt

Thông lệ, là người làm cha làm mẹ và thầy, cô giáo nên người lớn chúng ta thường muốn nhắm tới tiến bộ tưởng thưởng để đạt các mục tiêu, chứ không chỉ với mỗi điểm số và các kết quả trắc nghiệm.

Hình dung điều gì đó thế này: “Này con, tối qua khi con oang oang, mẹ đã thấy con đọc lưu loát thêm được vài từ hơn tuần vừa rồi đó. Tối nay, vẫn còn một vài từ con chưa biết rõ, nhưng con thực sự đang rất tiến bộ trong việc đọc đấy, con à!”

* Biến hoàn hảo thành từ chướng tai gai mắt

Trong trạng thái ôn hòa, hoàn hảo gây buồn chán, còn ở mức phá hoại nhất thì nó làm mình tê liệt.

Tránh kỳ vọng, hối thúc hoặc đòi hỏi chính bản thân mình hoặc con cái bạn sự hoàn hảo. Làm việc hướng tới niềm vui thú của những hành động lầm lạc, bước lỗi sai lệch và những cơ hội tăng trưởng trí năng nhờ có chúng cung cấp cho.

Thất bại, vật lộn và nhu cầu thực tập các kỹ năng ngõ hầu đạt mức độ thuần thục là chuyện bình thường, và giờ đây, ta cũng biết rằng chúng còn mang tới hữu ích, lợi lạc vô cùng nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top