Kỳ lạ thật. Hễ cứ nhắc tới thực trạng béo phì ở trẻ em là y như rằng cụm từ thời thượng “chế độ ăn uống, kiêng khem” (“diet”) được ưu tiên xuất hiện tức thì.
Lâu nay, thuật ngữ “diet” có thể quen để lại một hàm nghĩa rộng đầy tiêu cực. Khi nhiều người nghĩ tới nó, họ thường giả định có không ít đớn đau đi kèm. Cả khi họ đang trên tiến trình kiêng khem thì chúng ta cũng hay cho là họ chỉ đang tạo ra đôi ba kiểu dạng thay đổi tạm thời thôi.
Khi trẻ em khốn khổ với các vấn đề cân nặng, điều cấp thiết là đừng trích dẫn “đưa chúng vào chế độ ăn kiêng” mà hơn thế, nên cố gắng giải thích với các cháu rằng chúng đang tạo ra một sự thay đổi về lối sống.
Một sự thay đổi về lối sống thì khác biệt hẳn so với chế độ ăn kiêng, bởi vì một lối sống thay đổi nghĩa là trẻ đang kiến tạo những thói quen mới đủ khả năng chống đỡ, mang chúng đi suốt phần đời còn lại. Những kiểu dạng thói quen này gồm lựa các tùy chọn lành mạnh hơn trong khi ăn uống, kiểm tra khẩu phần ăn, nhìn vào thông tin dinh dưỡng, và sống một cuộc đời năng động hơn.
Ở khuôn viên học đường, nhiều thầy cô giáo rất quan tâm nhấn mạnh việc cùng các em giải quyết các vấn đề cá nhân hoặc gia đình– ly dị, đau ốm, hoặc bị lạm dụng,… Hầu hết giáo viên được huấn luyện ít nhiều trong các lĩnh vực này, song điều tôi tin là nên dạy ở trường Tiểu học cho các em, nhất là các em gái nhỏ,– cách thức phải kiến tạo một hình ảnh cơ thể tích cực.
Hình ảnh cơ thể là tri giác của người ta về thân xác mình. Điều này tuy bao gồm song không bị khống chế chỉ mỗi ngoại diện, hình thể như cân nặng, chiều cao, khuôn mặt, sắc tộc, các dấu hiệu cơ thể đa dạng khác cũng như, các năng lực.
Hình ảnh cơ thể liên quan tới giáo dục, vì các em học sinh này một khi có hình ảnh cơ thể tiêu cực thì sẽ khiến một đứa trẻ giảm sút lòng tự tin, gây cản trở cho năng lực học tập. Dẫu biết, điều này không thể bị xóa tẩy hoàn toàn song giáo dục cho trẻ nhỏ càng sớm thì sẽ càng giúp chúng vượt qua ổn thỏa.
Trước đây, các nỗ lực phòng ngừa rối loạn ăn uống chủ yếu tập trung vào trẻ lớn hơn và lứa tuổi vị thành niên. Tuy vậy, các nghiên cứu ủng hộ nỗ lực phòng ngừa nhắm tới trẻ bé hơn cùng với nỗ lực phòng ngừa tương tự.
Chế độ ăn kiêng, mối quan tâm cân nặng và sự bất mãn hình thể đã được ghi nhận ở trẻ mới lên 7. Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt hết sức không thích hợp chút nào với trẻ đang lớn và lứa tuổi vị thành niên. Sự tăng trưởng có thể bị thiếu hụt, kể cả tăng trưởng cơ xương. Quá trình trao đổi chất có thể bị tụt giảm khi sẽ cần đặt để cho trẻ phấn đấu đạt trọng lượng phù hợp trong đời. Năng lực học tập có thể bị hoán đổi khi trẻ không đủ dinh dưỡng lúc đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Công thức tốt nhất khuyến khích là ăn uống lành mạnh kết hợp với họat động thân thể đều đặn. Rõ ràng, tuổi nhắm vào của các nỗ lực phòng ngừa rối loạn ăn uống nên trước giai đoạn trung học phổ thông! Nhờ tiếp chạm các lớp Tiểu học và Trung học cơ sở, chúng ta có thể nhấn mạnh chủ đề này khi cơ thể học trò đang phát triển và những nhận thức của chúng chịu ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài, ví dụ là phương tiện truyền thông, đang tăng lên khủng khiếp.
Chúng ta cần thúc đẩy hoặc nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc có một chương trình giảng dạy tập trung vào các chủ đề riêng biệt ở các nhóm lứa tuổi khác nhau. Chẳng hạn, chủ đề lớp 1 – 3 sẽ giới thiệu các hình ảnh cơ thể và việc chấp nhận các cơ thể đa dạng. Lớp 3 – 6, với chủ đề nâng cao sự chấp nhận cơ thể và xây dựng năng lực kháng cự lại sự quấy nhiễu thân xác. Lớp 7- 9 thì đặt vấn đề về các hình ảnh cơ thể nhìn thấy trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Mục tiêu chương trình giảng dạy đại khái nên bao gồm:
- Tăng cường các cảm nhận về sự chấp nhận bản thân hoặc tự đánh giá cao trong cộng đồng học sinh.
- Nâng cao sự thỏa mãn hình thể và nhận thức của học sinh về những đổi thay của cơ thể bình thường diễn ra ở thời kỳ dậy thì.
- Cung cấp cho học sinh các kỹ năng đọc hiểu cơ bản về truyền thông đại chúng.
- Trao quyền cho học sinh để các em có hành động trong khi các tin tức, truyền thông đại chúng củng cố tồi tệ không ngừng hình ảnh cơ thể.
- Đề cao kiến thức học sinh có liên quan tới các lợi lạc của việc ăn uống lành mạnh và phong cách sống năng động.
- Giảm thiểu hết mức nguy cơ phát triển các rối loạn ăn uống trong học sinh.
Tôi tin, hiện tại các hình ảnh cơ thể tiêu cực là vấn đề khá nghiêm trọng mà học sinh đang phải khổ sở đương đầu; và đó đích thị là công việc của chúng ta– giáo viên, nhân viên công tác xã hội và trợ giúp tâm lý– để kiên định lập trường và tạo ra một chương trình giảng dạy đảm bảo có thể khiến học sinh duy trì được một phong cách sống thực sự lành mạnh.