Đáng lo âu, khi sự âu lo sẽ chuyển từ mẹ sang con

Chúng ta đã biết, người mẹ mắc trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc tới đứa con.

Thế còn vấn đề sẽ ra sao, nếu mẹ đang lo âu?

Một bài báo khẳng định, sự âu lo ở mẹ có thể diễn tiến theo hướng là chuyển mối lo âu ấy sang con.

Song, trước khi giới thiệu chi tiết, cần lưu ý rành mạch rằng ở đây không hề có bất kỳ hàm hồ ít nhiều nào dự tính đổ tội cho các bà mẹ về sự lo âu xuất hiện ở con cái họ; đúng hơn, điều này chỉ mang nghĩa cung cấp thông tin và các ý tưởng trong mối liên quan khả thể này mà thôi.

Theo đó, tác giả Pass cùng các cộng sự đã nghiên cứu tầm 60 bà mẹ ở Anh quốc được chẩn đoán là mắc các rối loạn lo âu (đặc biệt, ám sợ xã hội [social phobia] và rối loạn lo âu toàn thể [generalized anxiety disorder]) và 60 bà mẹ khác đối chứng. Họ so sánh thông tin thu lượm trên các đứa con khi chúng chuẩn bị đến trường đi học (khoảng 4, 5 tuổi). Sau khi bọn trẻ hoàn thành học kỳ đầu tiên, các nhà nghiên cứu lấy thông tin thêm từ mẹ và giáo viên.

Để tích lũy số liệu thứ nhất, trẻ được cho tiến hành một họat động chơi búp bê và các kịch bản liên quan đến học đường khác dính tới trò chơi của trẻ. Các mẹ cũng được đề nghị cho biết về nỗi lo âu của con mình. Với việc tích lũy số liệu thứ hai, các giáo viên lại được đề nghị báo cáo về nỗ lo âu của học sinh, còn các mẹ thì cung cấp thêm thông tin.

Dưới đây là những phát hiện của nhóm nghiên cứu.

Con cái của các bà mẹ mắc lo âu thường có các đáp ứng mang tính “lo âu đầy tiêu cực” suốt thời gian cháu chơi cao hơn rất nhiều so với các trẻ có mẹ không mắc lo âu. Ngoài ra, những trẻ tham gia trò chơi được xác định là có các biểu hiện lo âu đầy tiêu cực gần gấp 7 lần về điểm số trong các biểu hiện thuộc dãy lâm sàng/ ranh giới– theo báo cáo của giáo viên về lo âu/ trầm cảm, và tương tự, điểm số cũng cao hơn theo báo cáo của giáo viên về sự lo âu xã hội sau khi hoàn thành học kỳ đầu tiên trong môi trường học đường bình thường.

Trong khi các nhà nghiên cứu dự đoán rằng khả năng xuất hiện nhiều sự khác biệt đáng nói về con cái của các bà mẹ mắc lo âu và con cái của các bà mẹ đối chứng trong khía cạnh của mối quan hệ gắn bó (mối dây liên kết bố mẹ – con cái) và các hạn chế về mặt hành vi ứng xử, thực tế thì giữa các các nhóm không khác biệt nhau lắm. Nghĩa là, con trẻ của các bà mẹ mắc lo âu đích thị cũng có các mối gắn bó hết sức an toàn và sẵn sàng bước vào các tình huống mới như các trẻ của các bà mẹ nhóm đối chứng.

Do tiêu điểm nghiên cứu duy trì mối liên quan giữa mẹ và con hơn là trộn lẫn cả các ông bố vào nên chúng ta không rõ điều gì sẽ xảy ra và khi bố mắc lo âu thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới con cái, hoặc sự vắng bóng các mối lo âu đặc thù ở ông bố đóng vai trò của một vật đệm giảm xóc như thế nào.

Những gì chúng ta nhận thấy là, dường như có một mối liên quan giữa các bà mẹ mắc lo âu về mặt xã hội và con cái họ thể hiện trải nghiệm sự cởi mở ở trường học trong các cách thức tiêu cực, và được xem như là nhiều lo âu, trầm cảm và phiền muộn hơn, so với các bạn cùng lớp.

Thực tiễn lâm sàng chứng tỏ, nhiều bố mẹ đưa đến trị liệu chỉ vì mỗi con lo âu thì rồi nhận thấy chính bản thân họ cũng mang chứa các nét tính cách tương tự. Nên khi họ lao phóng việc tự đổ lỗi, đáp ứng của tôi vẫn luôn kiểu thế này: không ai có lỗi cả. Triển khai công việc dựa trên sự hiểu biết này và học hỏi đồng thời triển khai các kỹ thuật trị liệu hệ thống gia đình.

Một vài gợi ý chung. Nếu là bố mẹ, khi phát hiện mình mắc biểu hiệu lo âu trầm trọng thì đấy là dịp để cần quan tâm, chăm sóc kỹ càng tới cả con cái của quý vị nữa. Trái ngược, nếu con cái bạn lo âu quá mức thì sẽ là ý tưởng tốt nếu tập trung xem xét cả về phía mình.

May mắn, còn có nhiều cách thức từ thực tiễn tác nghiệp lẫn từ kết quả nghiên cứu hỗ trợ chắc chắn cho việc quản lý và làm giảm bớt mối lo âu ở mọi lứa tuổi.

Lời cuối, nhân bàn đến mối lo âu ở bà mẹ, tôi còn chợt liên tưởng tới ý nghĩa dự phòng của vấn đề thai giáo với câu ca dân gian lưu truyền ở quê nhà “Con vô dạ, mạ đi tu”.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top