Làm sao để những rung cảm đồng loại đừng rụng rơi theo cái chết?

Tôi từ bỏ thói quen theo dõi tin tức thời sự đã lâu và 10 năm rồi chẳng thèm xem TV nữa nên diễn tiến câu chuyện Boston chỉ biết thêm sơ qua một cách tình cờ.

Hôm nay, liếc thấy tin lật xe du lịch ở Lào làm chết 3 người, tương đương con số tử vong vụ đánh bom vừa nhắc bên Mỹ.

Tôi không muốn thêm rằng số nạn nhân vừa chết ấy là người Việt. Bởi tôi biết, chúng ta thường sinh thói nghĩ tới “thuộc phe mình, trong nhóm, gần nhà, quen biết” và nhờ thế, tự dưng dễ dàng thấy thấu cảm, chia sẻ đau thương cùng các đối tượng mất mát hơn.

Tâm trí nhân loại thao tác theo cách thức, như nghiên cứu chỉ ra, các phần não bộ liên quan với sự thấu cảm (empathy) và cảm xúc khá dễ bị kích hoạt khi chúng ta chứng kiến ai đó thuộc cùng nhóm sắc tộc, dòng giống (race)– đối lập với các thành viên nằm ngoài khác– trong đau đớn.

Điều này tạo nên ý nghĩa cho nghiên cứu từng tiến hành về định kiến vô thức sử dụng các trắc nghiệm liên tưởng hàm ẩn (IATs) vốn dùng dự đoán hành vi đời thực bên ngoài phòng thí nghiệm.

Tin tốt lành là các thái độ tự động của chúng ta thi thoảng có thể uốn nắn được. Nhận thức về những khác biệt giữa các giá trị bình đẳng và các thái độ hàm ẩn của chúng ta có thể gây ra các phản ứng đầy cảm xúc đủ thôi thúc các thay đổi về mặt hành vi, ứng xử và giúp chúng ta làm người biết thấu cảm và vị tha như chúng ta hy vọng trở thành.

Mặt khác, việc thiếu vắng ý thức được kết nối với một sự ngập tràn khủng khiếp các hình ảnh tiêu cực và các kiểu loại hình mẫu rập khuôn từ phương tiện truyền thông thương mại lẫn nền văn hóa đại chúng thừa sức củng cố thêm các định kiến hàm ẩn, đánh giá thấp nhu cầu cần giáo dục và tự nhận thức bản thân (self-awareness).

Trong thế giới hay xảy đến biến cố với quá nhiều bạo lực cùng đau thương như hiện nay thì chúng ta đơn giản có thể không hề cảm thấy thấu cảm mỗi lần một con người ở đâu đó đau đớn hoặc bị giết chết.

Kỳ lạ biểu hiện khá thường gặp này: chúng ta cảm thấy hầu như ngay lập tức một cái gì như sự bị lăng nhục về mặt đạo đức hết sức mãnh liệt rằng, ai đó có thể làm hại vô cùng vớ vẩn những con người chẳng tội tình chi ở Boston, và tuy thế, chúng ta cơ chừng chẳng hạn, không hề dễ dàng thấu cảm với các nạn nhân bị đánh đập tàn bạo ở Pakistan, hầu hết những người vốn nhìn nhận chuyện đánh bom là điều gì đấy thât ngẫu nhiên và rồ dại.

Dĩ nhiên, chỉ là con người nên chúng ta cần tha thứ cho chính mình khi biểu lộ những hạn chế về mặt nhận thức như thế.

Song, thiệt tình, chúng ta cũng phải nhìn ra, trong những khoảnh khắc tương tự vừa nêu bên trên, khi chúng ta dễ dàng cảm thấy đau buồn, tức giận và từ ái mà thường những sự kiện này không thuần túy gợi ra các cảm xúc như vậy, và thôi thúc chính chúng ta túm níu lấy các hậu quả do nó để lại.

Khi chúng ta đọc các tin tức khô khan, vụn vặt hàng ngày công bố về nỗi khổ đau của nhân loại trên khắp hành tinh, khi chúng ta (hiếm hoi lắm) nghe đếm xác dằng dặc về chiến tranh khủng bố (ước tính 122.000 cái chết bạo lực, thường dân ở Iraq), khi chúng ta nhận biết về những nạn nhân vô danh tiểu tốt ở Bắc Waziristan, xin hãy cố gắng chuyển đổi sự thấu cảm chúng ta dành cho Boston để khiến chúng ta cảm nhận sâu sắc, rồi hãy chuyển sự thấu cảm ấy thành hành động thích hợp.

Và có thể nhắc tới những đau thương tang tóc ở Triều Tiên, Miến Điện, Tây Tạng, Trung Quốc và ngay chính đất nước Việt Nam.

Bởi suy cho cùng, chúng ta cùng chung một niềm đau.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top