Lợi lạc của thiền định

Thở như lần đầu tiên được thế...
Thở như lần đầu tiên được thế…

Đến thăm chơi với các em Tiểu học ở trường Quốc tế rồi cùng nhau tập yoga, ngồi thở, tưởng tượng hình ảnh, v.v… là dịp may cho tôi để nhận ra tại sao cuộc sống cần lắm những dịu dàng yên tĩnh. Không phải sự ồn ào thường gặp ở trẻ con mà cái sâu lắng của nội tâm vững chãi.

Và tôi thêm hiểu tại sao có vị thắc mắc về tư thế ngồi hoặc cách đặt bàn tay mở khép, ngay từ băng hình hướng dẫn của hòa thượng Thích Nhất Hạnh.

Bởi chẳng hạn, thiên hạ rất mê tư thế ngồi xếp chân bằng tư thế kiết già hoa sen (padmasana) vốn kế thừa truyền thống thực hành tâm linh Ấn Độ, nhất là hay thấy xuất hiện trong thiền ngồi.

Dù tư thế này đa phần đảm bảo cho một tư thế bình ổn song nhiều người từng dành thời gian luyện tập nó lại thường ca cẩm là nó trở nên khó thoải mái được khi duy trì một giai đoạn nhất định. Truyền thống Ấn thường bảo tư thế này đem lại rất nhiều lợi lạc to lớn, rằng nó làm “năng lượng” trở nên hài hòa, chuyền tải các tế bào thần kinh khuyếch trương trạng thái thư giãn, v.v… thậm chí, nó là yếu tính của sự tiến bộ trong thực hành thiền định. Thiệt tình thì những tuyên bố kiểu thế khá buồn cười, tôi đoán chắc là khía cạnh văn hóa rằng người ta đang thực hành một cái gì rất huyền bí và thiêng liêng.

Trong nghệ thuật Phật giáo truyền thống, đức Phật thường mô tả dáng ngồi ở tư thế hoa sen. Tuy vậy, hình như trong các kinh tạng chẳng thấy đề cập lời nào về tư thế khi ngồi thiền định cũng như cụ thể kiểu padmasana, ngoài khuyến cáo nguời ta nên ngồi “với lưng thẳng đứng” và các chân “vắt qua nhau”, chứ không nhất thiết phải khóa chéo như tư thế hoa sen…

Nhiều người nói rằng kiểu ngồi chỉ cần vắt chân qua nhau thế thoải mái hơn và ít gây ra chứng vọp bẻ rồi đau nhức theo kiểu cứng đơ. Dù việc sắp đặt cơ thể vậy có thể tạo nên một số tác động nhất định đối với tâm trí, song khá nhỏ nhặt. Căn bản là, càng thoải mái về mặt thể lý thì người ta sẽ càng dễ thiền định hơn. Bởi thiền định nên là một tiến trình đơn giản và tự nhiên. Đòi hỏi quá nhiều các điểm nhất thiết thật chi tiết và mang tính kỹ thuật e chỉ tổ đánh mất các phẩm chất đơn giản và tự nhiên vừa nêu.

Vậy nên, bất kể bạn dành vài ba phút để cầu nguyện hoặc ngồi lặng lẽ, nôm na đều cho thấy thiền định đem lại tưởng thưởng ở các mặt thể lý, cảm xúc, tâm trí và tâm linh. Dưới đây là một số các tưởng thưởng ấy do thiền định mang lại:

… làm vợi bớt stress đủ để tạo nên một sự thư giãn sâu lắng hơn nữa.

… giảm thiểu những nỗi niềm lo âu.

… hạ cơn đau cơ và các chứng nhức đầu.

… huyết áp lẫn nhịp tim chậm lại.

… nhịp thở dãn ra.

… giúp cân bằng hóa chất ở não bộ khiến tâm trạng bình hòa.

… hiệu quả với cơn trầm uất.

… tăng cường hệ miễn dịch.

… giải quyết các vấn đề cá nhân.

… kiến tạo các đường liên kết thần kinh mới ở cả vỏ não trước trán cũng như các vùng thuộc thùy não giữa có chức năng giúp chúng ta thay đổi và học hỏi.

… căn chỉnh thích hợp chúng ta với các địa hạt, lĩnh vực cao hơn/ sâu xa hơn.

… trợ giúp kết nối với Thượng Đế, Linh hồn, Tuyệt đối hoặc Hoàn vũ.

Liệu chừng ấy lý do đã đủ cho bạn dành đôi phút thiền định chưa?

Lúc mới khởi sự, đòi hỏi nỗ lực để nhớ hòa điệu với chính bản thân mình. Đây là một bài tập thú vị: trong ngày, dành chút thời gian để chú ý tới những gì mình đang suy nghĩ và lưu ý cảm xúc đi kèm với nó; điều này sẽ giúp mình xây dựng sự ý thức và hiểu biết rõ hơn về bản thân.

Thậm chí, ngay trong những hoàn cảnh, tình huống bận rộn đến mấy, mình cũng có thể ngồi yên lặng được. Đây là cách thức thực hiện: tập trung vào việc thở thật sâu và chậm rãi chừng một phút ở ngay bàn làm việc, lúc đứng xếp hàng hoặc khi đang tắm dưới vòi hoa sen. Chẳng mấy chốc bạn sẽ khám phá ra rằng sự yên tĩnh có thể được đan bện vào rất nhiều công việc bình thường hàng ngày.

Sau rốt, lợi lạc thiện lành và hạnh phúc đủ cho bạn quyết định luyện tập thiền định chứ? Hy vọng, câu chuyện minh họa cụ thể lẫn nguồn tham khảo tài liệu có thể giúp bạn thêm phần cảm hứng để ngồi xuống thật yên lặng…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top