Đôi lời bàn luận về sự ngộ nhận nhập nhằng…

Khi các thiên thần muốn hủy hoại thì đầu tiên họ sẽ làm cho phát điên“.

Đó là lời mớm của Euripides, tác giả vở bi kịch Hy Lạp cổ đại nổi tiếng ‘Medea‘; viết bằng tiếng Latin, câu ngạn ngữ nảy sinh trong nền văn hóa La Mã và mang tinh thần Thiên chúa giáo, rất thường hay được báo chí phương Tây sử dụng ở nhiều bối cảnh khác nhau– đặc biệt, khi bình luận chính trị- xã hội.

Tôi sực nhớ tới một trong những nguồn cơn nguyên ủy khởi phát nền văn minh- văn hóa nhân loại cực kỳ vĩ đại ấy, vì mới đọc trên báo CAND online bài viết mang tựa đề Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Hơi chút tiếc nuối vì sở học chưa đủ độ chín muồi của tác giả bài báo, lại càng cảm thấy đớn đau bởi sự dẫn dắt tinh vi của vô minh khiến cho ông/ bà Quý Thanh đánh mất hẳn sự tỉnh táo duy lý cơ chừng quen thuộc…

Lột bỏ lớp vỏ ngôn từ múa may hoa mỹ, bài báo đích thị trần ai đáng bị xỉ vả thậm tệ về tâm lý học.

Là người chiến sĩ được đưa lên tuyến đầu trên mặt trận tư tưởng- văn hóa nóng bỏng lắm lề trái phải lẫn lộn khó lường hiện nay, chắc chắn tác giả thấm nhuần quan điểm đấu tranh triệt để, nhận diện sắc sảo kẻ thù và lập trường giai cấp hết sức vững vàng.

Buồn thay, do mải mê khoe mẽ kiến thức, cuồng si tung tẩy câu chữ, thích thú tập trung soi mói đời tư đối tượng bị chỉ trích và tranh thủ ngạo nghễ dạy dỗ bậc trí giả nên vô hình trung, ông/ bà Quý Thanh tự phác họa chân dung mình như một cây bút bình luận kém thiếu lý lẽ thuyết phục song lại thừa thãi thái độ chủ quan khinh địch, nhất là quên bẵng nhiệm vụ sửa soạn nghiêm túc các tiêu chí lượng giá chất lượng công việc của chính bản thân.

Xét về khả năng đặt để khung khái niệm, rõ ràng bài báo bộc lộ trạng thái thiếu vắng các chỉ số (indicators) đủ đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy và có thể so sánh được– biểu hiện đặc thù đòi hỏi ở các họat động truyền thông và dấn thân cộng đồng; ngoài tâm thế tự sướng (self-interests), tác giả bài báo còn dính sai lầm khác nữa là sự định kiến (bias).

Về vấn đề tiến trình triển khai. Thay cho nỗ lực lôi kéo ngoạn mục, tấn công sát sườn người đọc bình dân (vốn là đối tượng đông đảo tiêu thụ đủ loại ấn bản phong phú của ngành Công an) thì tác giả bài báo lại ít nhiều mặc định xa rời thực tiễn khi lựa chọn phương thức truyền thông là chuyển dẫn ý tưởng sáng láng từ tầng lớp tinh hoa xuống cho đông đảo quảng đại quần chúng ít hiểu biết.

Cuối cùng, tòi thêm vấn đề về định nghĩa cũng như đo lường các tác động và kết quả thành tựu.

Chẳng hạn, liệu bài báo này đạt tầm quốc gia hay chỉ khoanh tròn nội bộ đoàn thể riêng biệt, hoặc chủ yếu giao lưu trong nhóm viết lách, nghệ sĩ, bloggers,… mà thôi? Hay khi viết, tác giả bài báo có nên dự tính cả thành tựu cá nhân vào như ý đồ học hỏi khía cạnh chính trị và kỹ thuật của khoa học truyền thông; thái độ và khung tham chiếu; hoặc hành vi cá nhân và hành vi chính trị…? Giá như tác giả quyết định bài báo sẽ theo đuổi mức độ tác động nhóm như cố gắng xây dựng tinh thần hợp tác, đồng thuận hoặc chuyển từ trạng thái bối cảnh thiết chế hoặc bối cảnh tổ chức sang bối cảnh nghị sự, tranh luận học thuật nghiêm cẩn?

Chia sẻ, tìm kiếm thông tin và truyền thông với người khác là các đặc điểm nổi trội mà người dân– nhất là giới trẻ– thể hiện tích cực nhờ sự phát triển của hệ thống truyền thông xã hội.

Các biểu tượng ‘lên trên= tốt, xuống dưới= tồi’ chẳng hạn (hoặc như ‘lề trái, lề phải’ ở Việt Nam) có thể trợ giúp cho giới chuyên môn cân nhắc rồi định hướng người ta chuyển dịch quan điểm chính trị thành thế này, thế nọ…

Và đây là phát biểu minh triết của lãnh tụ đấu tranh bất bạo động của nhân dân Ấn Độ, ngài Mahatma Gandhi: “Đầu tiên họ tảng lờ anh, rồi họ cười nhạo anh, rồi họ tấn công anh, rồi anh thắng.”

0 thoughts on “Đôi lời bàn luận về sự ngộ nhận nhập nhằng…”

  1. Quí thanh bốc mùi chất thải chỉ có thể để bón cho đám lá cải trong khu vườn cướp giết hiếp của tướng đồ tể quảng lạc Có ước mà thôi !

    1. Có vẻ bạn hongha123 đang bức xúc lắm đây, đến độ thấy hơi khó kiểm soát cảm xúc và câu chữ cho thêm phần ý nhị chăng.

    1. Cám ơn OngTu; vừa lướt qua Anh Vũ, biết thêm một blog mới.

      Về ý của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, tôi chia sẻ cùng quan điểm; có điều không muốn nói thẳng ra, chỉ dẫn nguồn minh chứng kèm theo thôi.

      Thổ lộ thêm chút cho vui. Bài của GS Tuấn lên mạng lúc 9h45′, còn entry này được cho xuất hiện công khai hồi 2 giờ kém 10′ sáng. Hic, may thế, kẻo lại dễ bị gán tiếp nhãn ‘ăn theo’ người nổi tiếng (!)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top