Nhân 20.11, giới thiệu một cách thức truyền dạy

Một dạng thức truyền dạy bởi một động vật (không thuộc loài người) lần đầu tiên được trình bày. Vâng, chẳng phải vượn hay cá heo mà là một con kiến bày vẽ cho đồng loại của mình.

GS Nigel Franks và cộng sự từ đại học Bristol (Anh quốc) đã khẳng định, một hành vi được phân hạng ‘truyền dạy’ (teaching)– trong nghĩa nghiêm ngặt nhất– cần chứng tỏ với một số chi phí tự thân (thời gian và công sức) rằng, ‘giáo viên’ làm thay đổi hành vi hiện diện nơi một ‘học sinh’ ngây ngô, cùng dấu hiệu rõ ràng là ‘học sinh’ học hỏi được điều gì đó từ quá trình tương tác.

Khi các nhà nghiên cứu xem xét cách loài kiến (giống Temnothorax albipennis) dẫn dắt bạn cặp đôi di chuyển tới chỗ làm tổ tốt hơn hoặc đến những nguồn thức ăn mới, họ phát hiện các con kiến kinh nghiệm đích thị đã dạy cho các con khác cách tìm thấy đích nhắm trong suốt một tiến trình được biết như kiểu “chạy nối theo nhau” (“tandem-running”).  Lối chạy tiếp đôi này là kiểu một con kiến theo sát ngay sau con kiến kia khi vận chuyển.

Với cách thể hiện hành vi ấy, giáo viên chỉ tiếp tục chạy tới thức ăn khi nó có thể cảm nhận cái đập nhẹ do râu và bụng của con đi theo chạm vỗ vào các chân nó.

Nhắc lại, để khám phá kiến thực sự dạy nhau được hay không, trước tiên nhóm điều tra nhất thiết phải xác lập một định nghĩa đáng tin cậy ‘thế nào là một giáo viên’. Và họ quyết rằng để công nhận là giáo viên thực thụ, một con kiến phải thay đổi hành vi của nó khi nó tiếp xúc tình cờ với một con kiến đầy kinh nghiệm.

Về chi phí cho khả năng riêng hầu tiến hành nhiệm vụ, nó phải xếp đặt một tỷ dụ đủ để con kiến chưa được huấn luyện gì có thể học hỏi thật nhanh chóng hơn hẳn so với lúc chưa được dạy dỗ chi.

Phí tổn cho giáo viên kiến xảy đến qua hành trình từ tổ tới thức ăn khi nó đang truyền dạy thì chậm hơn 4 lần so với khi tự nó một mình hoàn thành đoạn đường riêng đó.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra, lợi ích với các con kiến trong vai trò học sinh là chúng liên tục tìm thấy nguồn thức ăn hết sức nhanh chóng khi chạy tiếp nối theo sau kiến giáo viên– so với khi chúng đơn độc tìm kiếm. Còn nữa, các ‘học sinh’ kiến về sau chính chúng trở thành giáo viên khi tuần tự đã vượt thắng kiến thức về lộ trình thuyết phục với các con kiến khờ dại khác.

Chắc chắn nhất, các kiến giáo viên đã tiếp cận với đồng loại cùng tổ nào chẳng có mấy học thức, rồi bày vẽ đường tới thức ăn hoặc chỗ làm tổ mới trong vị thế chạy dẫn đầu. Con theo sau phản hồi với kẻ hướng đạo nhờ không ngừng chạm vào râu của cô ả. Do dạy dỗ, dẫn giải đường đi nước bước nên chi kiến giáo viên chạy chậm so với lúc chẳng kéo theo ai, song kiến ‘học sinh’ phát hiện đích tới trong 2/3 thời gian nếu không ai giúp đỡ gì nó.

Chứng minh của chúng tôi về hành vi truyền dạy ở loài kiến cho thấy, một bộ não lớn không hề là điều kiện tiên quyết“, nhóm nghiên cứu phát biểu như vậy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top