“(Tôi, cháu, em…) không biết”

Tôi không rành lắm vụ án Lê Văn Luyện vì chẳng thực tâm dành thời gian đọc và tìm hiểu thấu đáo, chỉ tình cờ để ý đến câu cậu này một lần trả lời phỏng vấn trước phiên xử.

PV: Khi thực hiện hành vi giết người cướp của như vậy, em có nghĩ là em sẽ bị bắt không?

Lê Văn Luyện: Em có.

PV: Biết vậy, sao em vẫn làm?

Lê Văn Luyện: Em không biết.

… Bình thường, hàng ngày, có thể nghe thấy ai đó dùng cụm từ “không biết” tương tự.

Và dường như có vẻ sẽ rất lý tưởng rằng, thay cho việc đặt để một hàng rào phòng vệ chống lại những sự chỉ trích, phê bình và phàn nàn, than trách của chính mình hoặc người khác về bản thân thì mình phát hiện ra một số sự thật trong những phát ngôn và chấp nhận chúng.

Các công cụ thông dụng hay dùng để chống lại các cảm xúc tiêu cực có thể nêu lên như là sự tự trọng thấp (low self-esteem), trầm cảm, và lo sợ, giả định các suy tư tiêu cực có trước là phi logic nên mình cần phải nói lại với chúng.

Chẳng hạn, “Không, tôi không phải là đồ bỏ đi. Tôi hiện thành công, hạnh phúc, và đời tôi đang đúng như nó nên diễn tiến như vậy.”

Đây giống như là kỹ thuật được chấp nhận tạo ra để bác tất cả những suy tư và chỉ trích từ thiên hạ.  Nó là kỹ thuật tự bảo vệ mình– một kiểu phòng vệ đối với trạng thái tâm thần, và đôi khi có thể nói, là sự chối bỏ. Trong một số trường hợp, sự tự bảo vệ mình là cần thiết.

Tuy thế, nghịch lý của sự chấp nhận lại thuộc về việc lãnh trách nhiệm. Nó liên quan tới câu chuyện hỏi các câu và khẳng định như thế này.

  • “Có đôi chút sự thật nào không trong sự chỉ trích này?”
  • “Tôi có thể học hỏi được gì từ điều đó?”
  • “Liệu tôi có thể chấp nhận sự kiện rằng sự thể hiện của mình vẫn chưa đạt tới mức trung bình?”
  • “Tôi có nhiều khiếm khuyết. Tôi là con người và tôi đúng là lầm lạc, xấu xa.”

Thực tiễn lâm sàng chỉ ra, nền tảng của tất thảy mọi sợ hãi, trầm uất, lo lắng, tức giận và tội lỗi thuộc mức độ này nọ của lòng tự trọng thấp và thiếu vắng sự tự tin (self-confident). Và như thế, chấp nhận bản thân (self-acceptance) là yếu tính cho sự trưởng thành, thăng tiến cá nhân.

Bên trong các quan hệ của mình– bạn bè, hôn nhân, làm ăn, và nhiều quan hệ khác nữa– bằng cách nào kỹ thuật nghịch lý của sự chấp nhận này giúp ta lớn lên? Làm thế nào để mình trở thành một người bạn, phối ngẫu, lao động tốt thông qua việc chấp nhận sự thật về những hành vi của chính mình? Rồi, liệu nó đủ quyền năng để khiến mình ngoái nhìn và xem xét bản thân đủ nghiêm túc, lâu dài? Những gì mình biết về bản thân một cách ý thức, mình có thể thay đổi– đó quyền năng.

Dù là trường hợp được minh họa khá cực đoan, song thật vô cùng đau đớn khi nghe câu trả lời của tù nhân Lê Văn Luyện “Em không biết”. Đó là bài học tất cả chúng ta có thể học hỏi hữu ích.

Tôi không biết” là một sự rút lui, từ bỏ. Đó là cái hàng rào ngăn cản giữa thực tế và điều bất tri (the unknown).

Khi giả định rằng “Vâng, tôi biết rất rõ, hãy để tôi suy đoán nó…” thì rồi ta sẽ bước lùi lại, xem xét cẩn thận và định hình thực tế. Và nếu ta không thích thực tế, hãy thay đổi nó. Đây đích thị là nghịch lý của sự chấp nhận.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top