Lời khuyên về quan hệ ta có dùng để áp dụng cho chính mình ?

Dịp Tết nhất, thấy bài này ngộ ngộ thương thương, lại nghĩ mình đằng nào cũng đang là đồng hương với cô ca sĩ tóc nâu môi trầm nên thử viết chút cảm nhận chia sẻ xem sao…

Những trải nghiệm giúp chị trưởng thành hơn trong tình yêu hay một Mỹ Tâm có chiều sâu hơn trên sân khấu?

Thực ra cả trong âm nhạc và đời sống tôi đều trưởng thành nhưng trong tình yêu vẫn luôn thấy mình ngu ngu sao đó. Có nhiều chuyện rõ ràng mình biết nhưng không thể nào làm theo được khiến mình cứ mãi mãi như thế, không tránh được đau khổ. Tôi nhận thấy người ta có thể nói ra mọi điều rất dễ nhưng làm mới khó. Mà suy cho cùng, cuộc sống cũng có cái hay là có những điều ai ai cũng biết mà làm không được. Bản thân tôi thấy những ngóc ngách tình cảm của con người, mình đều hiểu hết, thấm thía hết. Đến nỗi có thể viết cả một tập “sớ” về tình yêu luôn đó! Song chỉ là để đọc cho vui, làm nổi giắt lưng đi tư vấn cho người khác, còn mình thì… không áp dụng nổi chiêu nào.

Rõ ràng, đây là minh họa cho thực tế thi thoảng chúng ta bắt gặp khá nhiều lời nhận định sắc sảo trên các cộng đồng mạng vốn thu hút đông đảo thành viên tham gia, kết quả của tiến trình thi nhau khuyên nhủ. Các bạn í quả thật khôn ngoan quá chừng.

Song, như Mỹ Tâm thổ lộ, rốt cục mình có theo lời khuyên của bản thân?

Biết đâu là điều đúng cần làm trong các mối quan hệ và đích thị lựa chọn thực hiện nó không phải bao giờ cũng xoắn xuýt với nhau.

Một nghiên cứu đề nghị đối tượng thực nghiệm đọc chọn các kịch bản hẹn hò theo kiểu phiêu lưu rồi cho biết thành tựu nào thuộc dạng củng cố thêm quan hệ hay khiến quan hệ tồi tệ đi.

Ví dụ một giả định cần xem xét như sau:

Bà nội bạn hiện nằm viện và lòng bạn đang lo lắng, rối tinh rối mù. Liệu bạn sẽ:

(a) Thảo luận với người yêu để giải tỏa nỗi ứ nghẹn nặng nề nơi cổ

(b) Không nhắc nhở gì tới sự vụ tai nạn ấy; nó chỉ tổ phá hỏng buổi tối bên nhau

Nhóm tác giả yêu cầu các đối tượng lựa chọn giải pháp tốt nhất cho khung minh họa trên, hoặc chơi một trò đọc bằng việc dự đoán lựa chọn nào họ nên tiến hành. Kết quả khẳng định những gì đa phần chúng ta đều thèm muốn có được: chúng ta thường biết cần làm gì trong một mối quan hệ và mình đã làm điều khác hẳn khi chính mình ở trong kịch bản tương tự.

Chuyện giông giống với trò là mình ngủ gà ngủ gật thay cho hoạt động tập thể dục, ăn đồ rán chứ không chọn rau salad, hoặc “quên béng” phải gọi điện thăm hỏi mẹ già ở quê nhà…

Hãy nghĩ xem rằng “kinh nghiệm sống” đủ sức trợ giúp mình chăng? Wow, sự thật là những ai kiến thức quan hệ nhiều thì lại chẳng lựa chọn giải pháp đáng giá hơn.

Một lý do khả thể: trạng thái sợ hãi nói chung của cá nhân. Những người lo lắng cao độ hoặc lảng tránh quá mức sự thân mật thường ít tạo được lựa chọn đúng.

Ngoài ra, lý do còn có thể là các cá nhân cơ bản cảm thấy khó khăn khi nảy sinh nhu cầu muốn trợ giúp, hoặc mặt cau mày nhăn với ý tưởng biểu tỏ sự tổn thương.

Bên dưới những phiền muộn này ẩn chứa lý do xác thực thế này: nỗi sợ bị chối bỏ và các vấn đề liên quan tới sự tin tưởng.

Trong nghiên cứu,  các đối tượng nào có hiểu biết cao về quan hệ động cơ đại khái muốn hướng tới khuyến khích, thông cảm với người yêu thì đã làm tốt việc lựa chọn các thành tựu phản ánh trạng thái ấm áp và trợ giúp.

Trong tình huống ai đó ở ngoài mối quan hệ (hoặc hẹn hò, gọi điện thoại, hoặc kịch bản khác được đẩy lên các diễn đàn, cộng đồng mạng) thì dường như thiên hạ bộc lộ cái nhìn lười biếng về “những gì cần làm”.

Có rất nhiều tuyên bố khẳng định trong các phản hồi trên mạng. Tuy vậy, khi đang là người trong một mối quan hệ thì luôn luôn xuất hiện vô số sắc thái tinh tế và phức tạp– và điều đó xảy đến với tất cả chúng ta.

Thậm chí, ngay cả khi hiện tại đó không phải là thứ mình định phản hồi trên mạng, thì ai biết chừng, một ngày nào đấy…

Xin nhớ lưu giữ điều này trong tâm trí nhé khi lần tới, mình cảm thấy dường như câu trả lời quá hiển nhiên rồi.

* Cập nhật: Suýt quên, câu trả lời đúng là a).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top