Một kiểu nhân loại tân thời

* Dấu ấn của một tâm trí có giáo dục là khả năng tiêu khiển một ý tưởng mà không cần buộc phải chấp nhận nó. (Aristotle)

Một nguồn thống kê ngoại quốc vừa cho hay, 30,8 triệu người Việt sử dụng internet, trong đó 95% người dùng truy cập các trang tin tức.

Mỗi khuôn mặt là một đại diện cho tính đa dạng bất tận của nhân loại.

Nền văn hóa “liên tục, miên man” (“always on”) đương đại trên toàn cầu ngày nay càng khiến cho mọi sự nhấn sâu thêm trạng thái phụ thuộc, dính mắc, dây dưa. Khi mong đợi đáp ứng là văn hóa thì vụ việc, vấn đề tuyệt không hề giản đơn chỉ là chuyện bật chuyển sang nút “tắt” (“off” button)– với lứa tuổi vị thành niên, mới lớn thì điều ấy đe dọa về tình hình cô độc xã hội; với lực lượng lao động trưởng thành, là sợ hãi rớt rụng, chậm lụt, đứng sau các đồng nghiệp hoặc bị mất việc làm…

Lần nữa, chúng ta chứng kiến điều gì đó (something) đến từ cái không chi cả (nothing); ấy là biểu đạt của hiện tượng hợp trội (emergence): khái niệm này mô tả sự biến đổi bất thình lình cơ chừng khó lý giải nổi xảy đến trên lộ trình tiến hóa, khi những sự bùng vỡ phức tạp cực kỳ ghê gớm nảy sinh từ sự ít phức tạp hơn.

Nghiên cứu cho thấy, tin tức truyền thông phơi bày về bạo lực tạo cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn hơn nhiều. Còn xét ở bình diện tiến hóa, người ta phát hiện những chủng loại mới thuộc loài khỉ bộc lộ sự tự nhận thức.

Nên nếu vẫn còn lăn tăn tự hỏi liệu bạo lực trong truyền thông dẫn tới bạo lực ở đời thường thì câu trả lời đã rõ ràng rồi, với cái gọi là “Hội chứng Thế giới Trung bình” (“Mean World Syndrome”)– ý tưởng của lý thuyết gia truyền thông George Gerbner về nội dung bạo lực trên các phương tiện thông tin đại chúng (Gerbner vốn nhắm tới phương tiện giải trí song khái niệm này cũng áp dụng cho bản chất bạo lực trong nội dung đưa tin vốn hay gieo hoang mang lo sợ nữa) khiến mọi người tin rằng thế giới là nơi chốn bạo lực hơn hẳn so với thực tế vốn có của nó.

Vượt xa các giải pháp như là uống café hay chơi ô chữ, nếu muốn tích nạp siêu phàm cho bộ não, mình cần phải thay đổi lối sống của bản thân. Tin vui là các thành tựu khoa học có thể trợ giúp chúng ta theo hướng ngày càng nhân văn và từ bi.

Chẳng hạn, các nhà tâm lý học thực nghiệm đang học hỏi được rằng, cảm nhận của con người về từ bi (compassion)– giúp chúng ta thấu cảm với những đồng loại khác– mở rộng phạm vi con người cảm nhận về, và rằng chúng ta thực sự có thể đào luyện bản thân để trở nên tử tế hơn, ít định kiến hẳn đi…

Quyền năng của từ bi nằm ở chỗ nó cho thấy những khám phá lớn lao về sinh học thần kinh liên quan tới niềm tin và sự tiếp xúc giữa người với người cả trên các tiến trình phân tử lẫn mức độ tế bào—cũng như tác động của chúng tới các trạng thái bệnh lý.

Vậy nên, rốt ráo, hãy dám là chính mình vì đó là cách để bảo vệ và gìn giữ đời sống bản thân tốt nhất đồng thời góp phần thúc đẩy lịch sử nhân loại. Bởi như ghi nhận, qua nghiên cứu, người ta cho thấy điểm số cao về tính thẩm quyền “thì có xu hướng đáp ứng với những khó khăn bằng những chiến lược đối phó hiệu quả, hơn là phương cách giải quyết vụ ma túy, rượu chè, hoặc các thói quen tự tàn phá chính mình. Họ thường khai ra mình có các quan hệ thỏa mãn. Họ ưa thích một cảm nhận mạnh mẽ về việc bản thân đáng giá và sống có mục đích, tự tin trong xử lý lão luyện những thách thức trong đời, và khả năng tuân thủ, thuận theo các mục tiêu đang tìm kiếm.”

Lời cuối, đêm tốt lành; cầu chúc bình yên và may mắn đến với tất cả mọi người.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top