Trải nghiệm khắc nghiệt hồi thơ bé và tội phạm lúc trưởng thành

Hồi nhỏ từng bị lạm dụng, bỏ rơi và sống trong gia đình trục trặc thì dễ gặp nguy cơ cao với các vấn đề sức khỏe như béo phì, nghiện ma túy, trầm cảm và mắc bệnh tim khi lớn lên.

Khái niệm thông thường đó được chấp nhận rộng rãi, và vừa được chứng thực thêm trong một loạt nghiên cứu do CDC kết hợp Kaiser Permanente thực hiện. Gần đây, điều tra về các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACE) cho thấy mối liên kết của các trải nghiệm tiêu cực lúc thơ bé với sự xung hấn và phạm tội ở người trưởng thành, bao gồm bạo lực gia đình, tấn công tình dục và lạm dụng trẻ em.

Thực tế, nghiên cứu mới phát hiện thấy mối tương quan được cộng thêm vào: càng nhiều các kiểu dạng khắc nghiệt từng trải qua thuở nhỏ, càng rất dễ khiến người ta dấn thân vào sự xung hấn mang tính chất tội phạm khi lớn lên.

Đàn ông trong nghiên cứu là bệnh nhân ngoại trú theo diện bạo lực gia đình, tội phạm tình dục, lạm dụng tình dục hoặc lén lút theo dõi trẻ em: qua khảo sát cho thấy, các sự kiện khắc nghiệt thời thơ ấu họ trải qua gấp 4 lần so với đàn ông thuộc mẫu dân số thông thường. Đàn ông bị cáo buộc tội phạm tình dục và lạm dụng trẻ em đặc biệt  còn thổ lộ từng bị lạm dụng về mặt tình dục lúc còn thơ bé.

Mối liên quan giữa điều bất lợi trước đây và sự xung hấn sau này giải thích tại sao các chương trình điều trị chủ yếu tập trung vào các hành động phạm tội đã không tỏ ra hiệu quả bao nhiêu.

“Để giảm bớt hành vi phạm tội thì khi điều trị người ta phải quay về quá khứ, như kiểu Freud từng khuyến cáo chúng ta tầm 100 năm rồi”, theo lời nhóm tác giả đăng trên tạp chí The Permanente. “May mắn thay, bằng chứng hiện diện hỗ trợ cả các can thiệp dựa trên sự gắn bó được thiết kế để bình thường hóa chức năng não bộ và tính hiệu quả của việc điều trị theo cách tiếp cận Phân tâm”.

Tại sao giữa việc lạm dụng và sự xung hấn lại có mối liên quan?

Theo nhóm tác giả nêu trên, các trải nghiệm tích lũy dần thêm về việc bị lạm dụng và bỏ rơi phá hủy cả năng lực thiết lập sự gắn bó an toàn của trẻ với những người khác và cả năng lực trẻ điều chỉnh các cảm xúc của bản thân. Do vậy, đàn ông bị lạm dụng hồi còn nhỏ tí nói chung thường có xu hướng né tránh gần gũi hoặc gặp nguy cơ trở thành bạo lực trong các mối quan hệ thân mật, do bởi một sự “dềnh ứ” đầy cuồng nộ bị dồn nén bên trong họ.

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, việc điều trị người phạm tội không chỉ nhắm tới sự chữa lành các vết thương “sinh lý thần kinh” mà kết quả phát hiện còn cho thấy nhu cầu tiến hành càng sớm các can thiệp cho trẻ nhỏ ngõ hầu ngăn chặn tình trạng lạm dụng trẻ em trước khi các nạn nhân lớn lên rồi gây nên tội ác cho những người khác.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top