Động lực nào thôi thúc mình sống ở đời? Liệu thái độ của bản thân là thích tiếp cận hoặc lảng tránh, ước ao dành lấy phần thưởng hay mong muốn khỏi bị làm tổn hại?
Tôi biết, điều đấy không thật quá nghiêm túc đối với tất cả hoặc riêng với một ai, song nó giúp mình suy nghĩ về động cơ trong nhiều tình huống khác biệt và cách thức chúng tác động tới các tiến trình tư duy, bao gồm cả năng lực sáng tạo và trí nhớ của bản thân.
Tôi đi theo một nghiên cứu thú vị từ 2001; nghiên cứu này sắp đặt thực nghiệm trong đó người tham gia được xem phim hoạt hình về một con chuột tìm thấy đường để thoát khỏi mê cung.
Ở một trạng thái, có miếng phó mát được treo phía ngoài mê cung, đề xuất rằng nếu mình tìm thấy đúng đường ra, con chuột sẽ được nhận miếng phó mát. Trạng thái này mang nghĩa gợi nhắc tới một kiểu tư duy chủ yếu nhắm vào sự khen thưởng: hoàn thành một nhiệm vụ để được điều gì đó mới mẻ, có tính nuôi dưỡng mình.
Qua một trạng thái khác, không có phó mát; thay vào đó là một con cú lượn lờ bên trên mê cung, tạo cho mình ý nghĩ nếu con chuột không thoát ra được, nó sẽ bị con cú ăn thịt. Kiểu tư duy ở đây tạo liên tưởng tới sự phòng ngừa: càng nhiều nguy cơ khiến mình ác cảm và cẩn trọng thì càng phải tránh các hậu quả tồi tệ.
Vậy những gì thực sự đã xảy ra trong thực nghiệm? Những người tham gia làm rất tốt việc giải quyết đường mê cung (họ là các sinh viên đại học), song điều thú vị khác biệt giữa họ là sự hòa trộn về sau giữa những người tư duy theo kiểu muốn khen thưởng và tư duy ngõ hầu phòng ngừa hậu quả xấu, khi tất cả bọn họ được cho một điều kiện khác để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong một phiên bản thực nghiệm, người tham gia nhận nhiệm vụ đòi hỏi họ phải phát hiện hình ảnh các vật đơn giản hóa thân trong một kiểu trình bày tranh rối rắm, phức tạp. Qua phiên bản khác, họ phải lên danh sách các cách thức sử dụng một viên gạch. Rồi sang việc họ phải hoàn thành điền các từ phù hợp còn đang thiếu.
Không hề phụ thuộc với cách thức họ thưởng thức các nhiệm vụ được giao, dường như nói chung, những người tham gia thực nghiệm trong nhóm suy nghĩ được khen thưởng cũng có khả năng suy nghĩ rộng ra và nhiều sáng tạo hơn suốt tiến trình thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, một khuynh hướng theo thái độ lãng tránh hoặc ngăn ngừa đã khiến suy nghĩ của người tham gia bị thu hẹp lại.
Mình luôn luôn phải dặn bản thân thận trọng khi áp dụng các kết quả một nghiên cứu nào đó vào đời sống thường ngày.
Dẫu thế, nghiên cứu vừa giới thiệu bên trên vẫn gợi nên đôi chút liên tưởng.
Tôi e chừng có thói quen hơi nghiêng lảng tránh hơn là tiếp cận, mà tôi nghĩ không phải lúc nào cũng phục vụ tốt đẹp cho bản thân; trong khi tôi không muốn thay đổi định hướng này hoàn toàn, tôi cũng không muốn mình nghiêng lệch sang nó thêm hơn nữa. Chấp nhận việc tránh né nguy cơ như một cách tiếp cận chủ lực có thể không hề tốt gì trong dài hạn, trong những vấn đề cần suy nghĩ lớn và phát triển các ý tưởng mang yếu tố sáng tạo cùng với thời gian; nó có thể làm hạn chế mình theo lộ trình lắm khi dễ thu hẹp, cố gắng và kiểm nghiệm nhiều hơn…