Con cái của những bố mẹ mắc trầm cảm: liệu chúng có đảm bảo hạnh phúc không nhỉ?

Ồ vâng, một câu hỏi nghe hơi chút ngây ngô; tôi chấp nhận thế, bởi vì nó khởi đi từ dạo nào chính mình đã ngỏ lời

Xuyên suốt lịch sử tâm bệnh học, hầu hết các suy tư mang chất học thuật và triết lý về trầm cảm (depression) đều chú mục vào sự buồn bã, âu sầu (sad).

Tỷ dụ, đa phần các can thiệp chuyện trầm cảm cốt tủy nhắm tới làm giảm thiểu những hành vi và ý nghĩ khiến chúng ta đau buồn; cũng như thế, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu các yếu tố tạo cho thiên hạ cảm thấy tồi tệ hoặc ‘khó chịu’ (‘dysphoric’).

Dẫu thế đi nữa, một số nghiên cứu đang chạm tới cùng một kết luận: khi dẫn tới trầm cảm, sự thiếu vắng hạnh phúc (happiness) thậm chí còn quan trọng hơn hẳn so với nỗi sầu buồn.

Tôi đơn cử giới thiệu nghiên cứu này: nhóm tác giả xem xét sự phát triển của tác động tích cực (ví dụ, hạnh phúc) và tác động tiêu cực (chẳng hạn, sầu buồn) với trên 200 trẻ có nguy cơ mắc trầm cảm tương tự nhau và nhóm đồng đẳng nguy cơ thấp (low-risk peers) khác chúng.

Số em này có nguy cơ trầm cảm tương tự nhau, vì chí ít một trong hai bố mẹ chúng mang tiền sử mắc trầm cảm. Các tác giả nghiên cứu trên đánh giá đối tượng trẻ nguy cơ cao vì dưới góc nhìn thống kê, chúng gợi ý hết sức mạnh mẽ hơn nhóm bạn đồng đẳng về khả năng phát triển trầm cảm.

Thực tế, tầm 40-50% trẻ có bố mẹ từng mắc trầm cảm điển hình sẽ thể hiện trầm cảm vào những năm cuối thời kỳ vị thành niên.

Vậy, một khi các trẻ ấy mang nguy cơ cao sẽ tiến triển trầm cảm, nếu tìm xem bằng cách nào chúng khác với bạn cùng trang lứa có lẽ sẽ giúp ta hiểu những yếu tố nào góp phần làm trầm cảm nảy sinh, tiến triển?

Nhóm nghiên cứu có thể phát hiện chẳng hạn, các trẻ này có một biến thể gene đặc thù mà nhóm đồng đẳng kia không hề sở hữu; do đó, họ có thể suy đoán rằng biến thể gene như thế e là đã tham gia tạo nên trầm cảm ở trẻ.

Nhưng trong dự tính nghiên cứu, nhóm tác giả đã không tập trung nhìn vào các gene mà muốn thấy quỹ đạo phát triển tự nhiên của tác động tích cực và tiêu cực trong suốt giai đoạn đầu và giữa thời thơ ấu.

Tức là, họ muốn xem xét những thay đổi do tác động tích cực và tiêu cực gây nên ở tuổi còn bé. Nhóm nghiên cứu biết rằng, chẳng hạn, sự tăng lên của tác động tích cực từ lúc nhỏ tí sang đầu giai đoạn vị thành niên; ngược lại, tác động tiêu cực giảm dần từ ấu thơ sang giai đoạn đầu vị thành niên.

Điều này, đều tương tự ở hầu hết các bố mẹ. Xin thử nghĩ về tần suất ‘kêu khóc’ mà con cái bạn bộc lộ suốt những năm tháng chào đời. Bé gái nhà đằng ấy thường khóc thế nào khi mới 6 tháng tuổi? Còn vào năm thứ 2? Cháu ra sao hồi lên 7?

[Đa phần trẻ nhỏ chắc chắn khóc suốt lúc 6 tháng, ‘chỉ’ nhiều lần mỗi tuần hồi 2 tuổi và khá hiếm hoi khi lên 7.]

Vấn đề nhóm nghiên cứu xem xét liên quan việc bọn trẻ mang nguy cơ cao trầm cảm khác biệt với những đứa cùng lứa về tác động tích cực và tiêu cực.

Các tác giả tưởng rằng, các bé gặp nguy cơ sẽ bộc lộ nhiều tác động tiêu cực và ít tác động tiêu cực hơn so với nhóm đồng đẳng; nhất là, họ nghĩ, ở đối tượng gặp nguy cơ trầm cảm thì tác động tích cực không hề tỏ ra tăng lên hoặc tác động tiêu cực sẽ giảm đi cùng năm tháng– khác điều mà họ quan sát thấy ở những trẻ phát triển bình thường.

Và họ đã sai. Chí ít thì họ cũng đã sai phần nào.

Thực tế, nhóm nghiên cứu cho biết– trước sự ngạc nhiên của họ– các trẻ nguy cơ chứng tỏ cùng giống “các xu hướng phát triển” như nhóm bạn đồng đẳng. Đáng chú ý, tác động tiêu cực ở chúng giảm theo thời gian tựa điều mong đợi ở hầu hết bé nguy cơ thấp. Cũng rất đáng ngạc nhiên, mức độ tác động tiêu cực thuộc vào bất kỳ năm tháng đang nói tới không hề thấy khác nhau giữa trẻ nguy cơ cao và trẻ ít nguy cơ.

Nên chi, tác động tiêu cực ở trẻ nguy cơ cao giảm theo thời gian trong một kiểu cách ‘đặc thù’, và các bé ấy không hề ‘sầu buồn hơn’ bạn cùng trang lứa nguy cơ mắc trầm cảm thấp.

Song, họ đã thấy một sự khác biệt hẳn hoi khi nhìn vào tác động tích cực. Trẻ nguy cơ cao có vẻ giống với bạn cùng trang lứa ở những mức độ tác động tích cực theo thời gian. Mỗi năm, trẻ nguy cơ cho thấy tác động tích cực ngày càng nhiều tựa như mong đợi ở trẻ nguy cơ thấp. Chuyện cần lưu tâm là, tại bất kỳ năm tháng ấy, trẻ nguy cơ cao cho thấy tác động tích cực giảm hết sức đáng kể so với trẻ nguy cơ thấp.

Như thế là, dù mức độ hạnh phúc của chúng tăng lên theo thời gian thì trẻ nguy cơ cao lại giảm đáng kể mức độ hạnh phúc so với bạn đồng đẳng.

Nhóm tác giả nghiên cứu tin rằng, mức độ nhiều sầu buồn không hề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trầm cảm ở nhóm các trẻ mang nguy cơ cao; thay vào đó, mức độ hạnh phúc thấp e mới là tác nhân đã tạo nên trầm cảm ở chúng.

Wow, hàm ý khuyến cáo rõ ràng đối với các bậc làm cha làm mẹ: nên lưu tâm đúng mực tới niềm hạnh phúc của trẻ nhiều ngang mức chú ý chu đáo tới nỗi sầu buồn ở chúng.

Lần nữa. Con cái mình dầu có thể không sầu buồn song chắc gì đảm bảo chúng hạnh phúc, nhỉ?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top