Bán hàng, phiên thẳng sang thuật ngữ bằng tiếng Anh và sự thay đổi dạng thức giảng dạy

Chiều nay, sau 3 giờ đồng hồ đứng lớp môn Sức khỏe Tâm thần Trẻ em cho gần 60 sinh viên năm thứ 4 ngành Công tác xã hội thì tôi hiểu ngay mình cần dành thời gian để học cách bán hàng thật đàng hoàng.

Ngoài ra, thói quen viết tuyền thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Anh trên bảng nên được chuyển đổi thành sở thích trước hết vì sự dễ dàng tiếp thu nhất cho người học.

Sự thay đổi dạng thức giảng dạy này– thay vì nghĩ sự tiến bộ của nó có thể trợ giúp cho công việc– phải nhìn thấy câu hỏi đầy đúng đắn: sự tiến bộ kiểu ấy ngấm ngầm làm xói mòn mô hình lâu nay như thế nào và đã tới thời điểm đòi buộc mình dựng lên cái mới?

Trong đời ai ai cũng từng bán một cái gì, đôi khi, dù đó là dịp hồi bé tí vớ bở khi xổ trò mè nheo với mẹ lúc nhà có khách.

Chắc chắn, không thể nhận được một công việc xyz để làm mà chẳng thèm vắt óc nghĩ mặt hàng nào đáng đem bán.

Câu chuyện vô tư phiên thẳng sang thuật ngữ bằng tiếng Anh tình thực, chứa yếu tố lười biếng hơn là ngu dốt. Thường chúng ta muốn gọi bản thân là ngu dốt hơn là lười biếng, vì lười biếng chí ít dễ sắp xếp, chỉnh sửa lại.

Điên khùng thật chăng; quá ngu dốt luôn– chứ đâu phải lười biếng nhỉ– khi làm điều gì đó mà hàng triệu kẻ có thể làm, tỷ như viết một cuốn sách, mò mẫm code hoặc chơi đàn piano?

Và rốt cục, còn đọng dư vị cay đắng nằm lòng: khi thay đổi dạng thức thì điều đầu tiên khám phá là cách thế nó sẽ đổi thay chức năng.

Phương châm noi theo: hành động tốt, mọi sự lành sáng; hành động xấu, lắm thứ cứ khéo đành hanh (!).

0 thoughts on “Bán hàng, phiên thẳng sang thuật ngữ bằng tiếng Anh và sự thay đổi dạng thức giảng dạy”

  1. Thật lòng tôi ngồi trước mấy dòng chữ này và cố đọc đi đọc lại để hiểu thông điệp anh gửi tới. Kết quả là tôi lờ mờ hiểu rằng khi giảng dạy thì anh để thuật ngữ bằng tiếng Anh mà không chuyển sang tiếng Việt? Trong chuyện này thì: ngu dốt= tìm tòi thuật ngữ; phiên thẳng sang tiếng Anh = lười biếng. Và vì vậy, khi giảng dạy anh sẽ tìm tòi một phong cách khác? Xin anh đừng cười, tôi nghĩ tôi thật chưa nắm bắt được điều anh muốn nói.

    Duy nhất, tôi thấy thật tin tưởng vì qua anh tôi thấy xu hướng tâm lí học phương Tây, sự tiếp cận cái mới, tinh thần khoa học. Tôi nghĩ tiếp xúc với anh, sinh viên sẽ có cái nhìn mới. Việc phiên thẳng sang tiếng Anh có lẽ sẽ mang lại trí tò mò, sự mong hiểu biết và tính tự tìm tòi sau này hoặc sẽ là một từ mới làm cản trở quá trình hiểu (một loại code mới, không liên quan đến hệ ngôn ngữ tiếng Việt) cho những sinh viên lười biếng. Như anh đã nói đến ngôn ngữ ở một bài viêt khác, nó là phương tiên giao tiếp. Một thuật ngữ là một từ mới, ở thể dạng nào không quan trong, chỉ có việc hiểu biết nó đại diện cho cái gì và sẽ được sử dụng thế nào mới là điều thật đáng quan tâm.

    1. Ồ, tôi thực sự rất làm tiếc vì cách thể hiện ý tưởng e chừng thiếu sáng rõ trong bài viết đã khiến bạn TN phải nhọc công suy đoán…

      Mượn tình huống về giảng dạy, đề cập chi tiết viết thuật ngữ bằng tiếng Anh lên bảng, song bài này thực chất không muốn nói nhiều tới giáo dục, ngoại ngữ, sinh viên và ngay cả tiết lộ thói quen hay chuyện riêng tư của việc đứng lớp một môn học nào đó.

      Điểm nhóm lại giữa tư duy bán hàng, việc viết thuật ngữ bằng tiếng Anh và suy tư tìm cách giảng bài phù hợp là cái nhìn theo lối tiếp thị (marketing). Theo đó, tôi lựa chọn ưu tiên triển khai quan điểm ‘học cách chào bán’, hướng tới khách hàng; rằng khi dạng thức (của mô hình kinh doanh) thay đổi thì chức năng cũng sẽ đổi thay theo; rằng ngu dốt và lười biếng dấp dính nhau do bởi rất nhiều người nghĩ rằng họ không đủ trình để chơi được đàn dương cầm, học code và viết sách– những điều mà hàng triệu người có thể làm được…

      Kết có hậu. Tôi đã quyết định không cực đoan theo thói quen lâu nay trình bày thuật ngữ tuyền bằng tiếng Anh nữa, (dù được sinh viên tiếp tục ủng hộ) bởi tôi không hề muốn một số bạn nào đó– thậm chí, chỉ duy nhất một người thôi– cảm thấy bị tổn thương vì không rành ngoại ngữ…

      Chân thành ghi nhận tấm lòng của TN,

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top