Tất yếu

Thật không thể tin nổi, sao ai đó làm nghề viết lách lại có thể dùng cái từ ‘luộc’ trong ngữ cảnh ở hai bài báo công khai về câu chuyện thương tâm khủng khiếp vậy trước bàn dân thiên hạ.

Cái ác quá tự nhiên, đến nỗi thái độ vui sướng, hỉ hả và thói quen săm soi, mô tả hết sức chi tiết sự đau thương, mất mát, không may gặp chuyện xui rủi, đáng tiếc… trở thành điều vô cùng bình thường rồi chăng?

Ngẫm nghĩ, lại thấy chẳng ngạc nhiên lắm khi thủ đô dồn dập, tập trung rất nhiều hiện tượng bất nhân, vô luân, phi đạo đức; vì hầu như các tờ báo mạng lá cải, đậm chất khiêu dâm, đề cập dày đặc, say sưa chuyện tình dục, khai thác tối đa hình ảnh và thân thể phụ nữ cùng với lượng khán giả đông đảo tò mò truy cập thì chủ yếu có địa chỉ đăng ký tại Hà Nội.

0 thoughts on “Tất yếu”

    1. Thế hệ của câu chuyện Tấm Cám!
      ———————————————————————
      Không thực sự hiểu rõ đích thị ý chị TN thế nào khi bình luận như trên.

      Phần tôi cho rằng, dẫu Tấm Cám có được nhìn nhận khác nhau đến thế nào đi nữa, vẫn luôn tồn tại một sự thật nghịch lý khó thấy: bất kỳ lựa chọn ra sao thì lúc thực hiện, những lựa chọn ấy dường như đều mang tính thiện; cái ác, do vậy, không phải là kẻ thù xa lạ với ta– nó phản ánh ít nhiều trình độ ý thức của con người.

      Nhìn rộng xa xung quanh, may mắn hiện diện nhiều hình ảnh tốt đẹp; văn hóa, khởi đi từ mỗi cá nhân, nhờ thế, của tin còn một chút này

      1. Trong câu chuyện của chị Lành và tấm vé số, có lẽ cũng còn một câu hỏi: liệu chị Lành trả lại tờ vé số vì hành động trả lại đó là đúng đắn, là lẽ phải hay hành động đó là vì một nỗi sợ công luận nếu hành động ngược lại?

        [05:06, 09.01.2012]
        (Cho em bổ sung chút nữa)

        Chắc không ai phủ nhận việc của chị Lành là một việc tốt đẹp. Sau đây chỉ là giả định của em. Nếu như với đa số, việc “hôi của” khi có ai đó bị nạn trở thành điều bình thường, thì, chị Lành sẽ tiếp tục ra sao nếu người ta có thể cho rằng chị làm điều “dại dột”, “thiếu thông minh”? Liệu chị Lành có cảm thấy hối hận vì không vì bây giờ công luận cho rằng chị đã sai vì chị đánh mất cơ hội xây nhà cho cha mẹ?

        1. Những gì liên quan tới đạo đức, luân lý không phải lúc nào cũng được tán đồng cái rụp mà lại thường hay dễ gây tranh cãi.

          Cho dù may mắn là theo nguồn dẫn, chị Lành vẫn đủ tiền cất nhà cho mẹ thì công luận cứ còn đó– cả ý ủng hộ lẫn bình phẩm, vun vào hay xô ra…

          Nên chi, ngoài cái gọi là nhân cách, tính nết ăn ở trước sau vốn vậy thực tế, ít nhiều e cần tính tới cả yếu tố bối cảnh, tình huống để lý giải, nhìn nhận động cơ của một xử sự, việc làm… Lần nữa, liên quan câu chuyện này thì tin vui là ‘Chắc không ai phủ nhận việc của chị Lành là một việc tốt đẹp.

  1. Loi binh luan cua toi di den tu mot suy nghi kha don gian: chuyen dung tu ” luoc” co ve qua mau thuan voi tinh canh kho khan va dau kho. No co ve nhu la ung ho, dac thang mang tinh giat gan; nhu nhieu dua tre duoc nhoi nhet viec dem luoc nang Cam la hoan toan dung va dang duoc ca tung, du nhan vat la o phia Thien.

    Ngay ca cai y tuong do nuoc soi vai nguoi khac co ve nhu la hanh dong bao luc chi ton tai o Vietnam. Toi tu hoi no xuat phat tu dau ? Hinh anh mot nguoi phu nu chiu dau don vi bi tra tan bang nuoc nong, voi toi, lien quan tu nhien den cau chuyen Tam Cam nhu khi nguoi ta noi tu “qua tao” thi hinh anh qua tao nho xiu, xanh muot hien ra.

    Hi vong ko qua “weird”.

    ( chot nhan ra la chu ki TN co ve nhu la su nguoc lai cua NT, hoan toan do vo y, do vay toi se ki la SH)

    1. Lời bình luận của tôi đi đến từ một suy nghĩ khá đơn giản: chuyện dùng từ “luộc” có vẻ quá mâu thuẫn với tình cảnh khó khăn và đau khổ. Nó có vẻ như là ủng hộ, đắc thắng mang tính giật gân; như nhiều đứa trẻ được nhồi nhét việc đem luộc nàng Cám là hoàn toàn đúng và đáng được ca tụng, dù nhân vật là ở phía Thiện.

      Ngay cả cái ý tưởng đổ nước sôi vào người khác có vẻ như là hành động bạo lực chỉ tồn tại ở Việt Nam. Tôi tự hỏi nó xuất phát từ đâu? Hình ảnh một người phụ nữ chịu đau đớn vì bị tra tấn bằng nước nóng, với tôi, liên quan tự nhiên đến câu chuyện Tấm Cám như khi người ta nói từ “quả táo” thì hình ảnh quả táo nhỏ xíu, xanh mướt hiện ra.

      Hi vọng không quá “weird” (kỳ cục, khác thường)

      (chợt nhận ra là chữ kí TN có vẻ như là sự ngược lại của NT, hoàn toàn do vô ý, do vậy tôi sẽ kí là SH)
      ———————————————————————

      Đọc bình luận của chị TN (từ nay về sau, dự tính ‘hóa thân’ thành SH) tôi càng nhận ra nét hấp dẫn và vẻ đa dạng của các chiều kích tâm linh; dù không buộc phải cho rằng cách tiếp cận của chị là hoàn toàn đúng đắn, song tôi nghĩ mình có thể dễ dàng cảm thông, thậm chí, thoải mái nhất trí được.

      Việc cái ác hiển hiện trong đời sống lắm lúc bất ngờ, tác oai tác quái, hết sức ghê gớm và chẳng dễ khống chế, kiểm soát, chưa nói là đôi lúc còn bị nó khuất phục… chứng tỏ mình có vẻ chưa đích thực am hiểu hết về lực lượng này.

      Sức lôi cuốn, tác động của ‘cổ mẫu’ (archetype) trong các huyền thoại, chuyện cổ tích tới sự định hình của một đứa trẻ (để rồi dẫn dắt nó đi đến quyết định, hành động) chắc chắn chỉ là một trong các yếu tố mà thôi; nên chăng, cần thấy toàn diện hơn, xem xét thêm các yếu tố khác nữa để có thể đánh giá đúng đắn động cơ.

      Riêng về thao tác đọc văn bản và đo lường hiệu ứng thẩm mỹ của truyện Tấm Cám, như đã bàn sơ lược, đòi hỏi tuân thủ bản chất thể loại…

      Vì thế, tôi hiểu nhận định “như nhiều đứa trẻ được nhồi nhét việc đem luộc nàng Cám là hoàn toàn đúng và đáng được ca tụng, dù nhân vật là ở phía Thiện” trong cách tiếp cận vừa nêu, và nó chỉ minh họa sát sườn cho nỗi bức xúc chính đáng kèm trạng thái thắc mắc rằng cơn cớ gì mà niềm tin của ai đó lại chẳng giống với niềm tin mình đang ấp ủ.

      Tôi kết thúc vài lời trao đổi cùng thoáng mỉm cười về hình ảnh dễ thương của quả táo.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top