Làm gì khi ngày được cho thêm một giây?

Theo tin đã đưa, hôm nay phút cuối cùng của ngày sẽ tăng lên 61 giây.

Thực tại, vì thế, chợt vỡ mộng tan tành hay cuống cuồng tí chút hơn chăng.

Làm sao kiểm soát nổi những cơn mơ hàng đêm được cơ chứ.

Đời sống cần quản lý, bởi những điều xấu xa, tồi tệ có thể xảy đến và đích thị cứ xảy đến, với tất cả mọi người- dù chúng ta muốn hay không.

… Có một sự an toàn ấp ủ bên dưới thái độ phê bình tiêu cực.

Chúng ta e ngại mình bị xem là ngớ ngẩn. Nếu đưa ra những ý tưởng riêng của bản thân, chúng có thể dễ dàng bị bắn hạ và thậm chí còn có thể bị phô diễn như một tâm trí chưa chín chắn, trưởng thành. Chúng ta biết gì? Chúng ta không muốn nhận lãnh nguy cơ. Nhặt nhạnh, lọc lựa các lỗi lầm, sai trái của kẻ khác sẽ góp phần bảo vệ chúng ta hầu như tránh khỏi mọi sự chỉ trích, và đây là điều tối quan trọng, bởi vì chúng ta lo lắng quá mức về những suy tư người ta có về bản thân chúng ta.

Tịếp thu chẳng ngừng các lượng giá phê bình thường xuyên, đôi khi thuộc về kiểu dạng rất tiêu cực, do vậy chúng ta thích mình có khả năng để phân phát nó. Chuyện này đem lại cảm giác quyền lực.

Chú tâm kiến tạo nên những điểm nhấn tiêu cực đã làm giảm bớt sự nỗ lực, cũng như hạ thấp cố gắng nghĩ về các giải pháp hoặc bàn tới các ý tưởng hay vấn đề mới cần khảo cứu. Mặc nhiên chuyện tư duy phê bình, thậm chí đa phần nó là chỉ trích tiêu cực, đòi hỏi tinh thần quyết liệt rất nhiều so với việc chỉ mù quáng chấp nhận hoặc chối bỏ, cự tuyệt điều gì đó bất chấp sự chính đáng; chúng ta lo làm bài tập về nhà dành cho chính mình. Song do thiếu thốn thời gian, năng lực đào tạo, kiến thức hoặc ao ước dấn thân nỗ lực nên chúng ta bị mắc kẹt vào những điều lọc lựa riêng ra.

… Thêm chút phút giây, hy vọng chúng ta có thể khởi sự học hỏi cách tiếp cận cân bằng trong việc phê bình công trình, tác phẩm, việc làm của người khác. Nhận thấy các vết nứt, song cũng nhìn thấu các tiềm năng. Khuyến khích thảo luận, tranh biện song không tạo cơ hội cho những nhận xét xấu tính, bất hòa. Ý tưởng vốn được giả định là đón lấy nguy cơ, và nghĩ dài rộng hơn rất nhiều so với cách tiếp cận chỉ thuần túy tiêu cực, trong khi đó cũng đủ khả năng tri nhận để đào sâu, chạm tới các chi tiết bản chất của một nghiên cứu đồng thời, hiểu rõ các giới hạn của nó.

Rõ ràng, duy trì trạng thái thuần túy tiêu cực có thể là sự lựa chọn an toàn hơn hẳn. Nắm giữ vai trò ‘phê bình siêu tuyệt’, chúng ta sẽ không buộc phải đương đầu với những nỗi sợ hãi của bản thân, những bất an và yếu đuối la liệt, hoặc khỏi nhận lãnh vô số nguy cơ. Và những cuộc trao đổi, thảo luận vì thế, cũng sẽ không sát gần gì với tính năng sản và cảm hứng.

Lần nữa, đời sống hàng ngày càng ủng hộ cho phát hiện của giới học thuật rằng, mọi người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những gì họ thực hiện hơn là những gì họ là khi xem xét cảm nhận về quan niệm bản thân (self-concept).

Nói cách khác, chúng ta hay suy nghĩ về chính bản thân mình theo cách ám chỉ tới những trải nghiệm mình từng có; chúng ta cũng đánh giá kẻ khác thông qua những gì họ đã làm. Đây là lý do quan yếu giải thích tại sao chúng ta hạnh phúc hơn khi chúng ta tiêu tiền cho những trải nghiệm hơn là vì những thứ đồ vật thu mua, sắm tậu, mang về sở hữu riêng tư.

Làm gì khi ngày được cho thêm một giây?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top