Khi trẻ em đọc, nghe, nhìn tin tức nóng bỏng…

Cẩm tú cầu nhiệm mầu xóa dấu đau thương
Cẩm tú cầu nhiệm mầu xóa đẫm dấu đau thương

Câu hỏi mức độ nào thì vẫn ổn thỏa liên quan chủ đề bên trên rất dễ được nêu lên khi mà ngày càng ngang nhiên nhiều tin tức, hình ảnh rùng rợn, kinh hoàng và vô lối xuất hiện ngập tràn khắp các trang mạng trực tuyến, hệ thống thông tin đại chúng len lỏi đến mọi ngóc ngách, nơi chốn hiện nay. Tỷ dụ, thử gõ nhanh Google ‘bé sơ sinh bị vứt’; hoặc tìm thấy ngay dạng kiểu này, này này

“Ông nghe tin gì chưa?”, “Bồ có biết…?”, “Nè, cả nhà nhìn cái ảnh…”; khi người lớn xem thì trẻ con cũng rứa. Chúng chơi trong phòng khi TV đặt ở phòng khách oang oang tường thuật; trẻ nghe lén bố mẹ và khách khứa sôi nổi luận bàn; không phải lúc nào các cháu cũng hiểu hết song những gì nghe thấy có thể làm tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi. (Tham khảo, chẳng hạn 1, 2, 3).

Trước các bi kịch hay tai ương to lớn, nghiên cứu cho thấy những trẻ nào dành nhiều thời gian dõi theo sát sao bảng tin thời sự đã cho thấy nhiều triệu chứng sang chấn liên quan hơn. Chúng ta không biết liệu xem nhiều tin dồn dập thế có làm  trẻ lo hãi hơn không; hoặc, liệu các trẻ này đã sẵn lo sợ rồi sẽ càng tăng thêm cảm giác khi xem nhiều tin tức nóng bỏng.

Những gì chúng ta biết là tầm quan trọng của việc nghỉ giải lao, tiến tới tắt TV.

Nói cùng với trẻ

Bố mẹ phụ huynh, nói với con em còn bé nhỏ của mình và đối tượng vị thành niên về những gì chúng đã nhìn, nghe thấy. Đảm bảo chắc chắn ở đây không có tin đồn thổi nọ kia hoặc những hiểu lầm, nhầm lẫn cần được mình trợ giúp chỉnh sửa kịp thời, hợp lý.

Người trưởng thành cũng khá cần nhu cầu nghỉ ngơi sau khi xem tin tức thời sự nóng bỏng; điều này, đôi khi dễ nói hơn là làm. “Tôi biết tôi cần thư giãn, đừng nghĩ tới nữa song tôi dường như tôi không thể tắt được. Mọi chuyện thật buồn quá.”

Tắt, ngắt các tin tức lan truyền ồn ào không có nghĩa chúng ta ít cảm thấy buồn bã trước những gì từng xảy ra hoặc trái tim chúng ta chẳng còn thấy nặng nề nữa… Điều đấy hàm ý chúng ta đang tiến hành các bước đặng nâng cao khả năng phục hồi sau cơn choáng váng, hoảng loạn (và cả sự phục hồi cho con em mình) đặng đối phó hữu hiệu với những tình huống khó khăn, nan giải.

Vài chiêu thức tắt, ngắt tin tức

  • Lập kế hoạch, chương trình xem TV/ đọc tin trên mạng. Tìm ra thời gian vào mỗi buổi sáng, chiều để xem tin tức; hạn chế trong tầm 30-60 phút. Rồi đứng dậy, đi làm việc khác; có thể là dạo bộ, rửa chén bát, thậm chí đọc một cuốn sách. Nếu thấy mình muốn ngồi tiếp với TV/ internet, hãy chuyển kênh hoặc trang khác mà mình luôn cảm thấy thoải mái, vui sướng.
  • Tìm sự trợ giúp từ bạn bè thân thiết. Hỏi họ cách tắt, ngắt tin tức; ra ngoài ăn uống, vào rạp chiếu bóng xem phim, hoặc đơn giản dành thời gian tiêu khiển cùng gia đình… Với trẻ em, tìm thời gian cho trẻ chơi, đọc, hay các cách để cùng nhau tham gia vui đùa. Cười to, hát vang; điều ấy có thể chấp nhận được ngay trong những thời điểm nặng nề, buồn thương.
  • Tỉnh thức, nhận biết rõ ràng con em mình. Trẻ còn bé thường không có nhu cầu xem tin tức. Đôi khi chúng không hiểu rằng những gì chúng đang thấy sẽ được phát lại lúc khác hoặc phát đi nhiều lần nữa về những chuyện kinh hoàng đã xảy ra và vì thế, chúng tin rằng sự vụ có thể xuất hiện lần nữa.
  • Tìm nhiều cách để kết nối. Trẻ có thể muốn gửi tranh ảnh, viết thư tới nạn nhân, gia đình người bị hại, những người lên tiếng đầu tiên, bệnh viện, thầy cô giáo,…

Dĩ nhiên, truyền thông kiến tạo, cho chúng ta sự hiểu biết, mặc dù vậy chúng ta nhất thiết phải đảm bảo mình tự chăm sóc, chịu trách nhiệm chính bản thân mình. Một bước quan trọng là gắng hạn chế sự bộc lộ, cởi mở thái quá đối với tin tức; bởi luôn có một nút đóng tắt vì một lý do nhất định. Nắm quyền kiểm soát và học cách sử dụng nó.

Lời cuối. Thực hành, luyện tập không bao giờ thừa, bố mẹ và phụ huynh trẻ đặc biệt cố tìm ra điểm khởi sự tạo lập thói quen mới, thực hiện ngay vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu Nhi  bây giờ chẳng hạn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top