Nghĩ về giáo dục Tự do trong Ngày Độc Lập

Thật trêu ngươi; vào dịp kỷ niệm 67 năm Tết Độc lập của đất nước ngàn năm văn hiến, ngay giữa lòng thủ đô, tôi còn phải tiếp tục tìm cách vòng vèo kỹ thuật chứ không thể tự nhiên gõ phím “Đăng bài viết”/ “Phát hành”/ “Xuất bản” là đẩy được liền lên blog.

Dân tộc và lòng dân”, “dân chủ và pháp quyền”, “ý nghĩa thời đại”,…; những bài học lịch sử- lý luận lại xuất hiện theo thông lệ. Cũng tiện thể hôm qua, báo ngoại quốc đăng hình con gái rượu của một vị Ủy viên Bộ Chính trị, mang nhan đề rõ ràng “Ở Việt Nam, thông điệp về sự bình đẳng bị thách thức bởi khoảng cách giàu nghèo ngày càng lan rộng”; đoạn kết, tác giả dẫn câu ca cổ xưa dạy cho học trò nhỏ tuổi: “Con vua thì lại làm vua- Con sãi ở chùa thì quét lá đa- Bao giờ dân nổi can qua- Con vua thất thế lại ra quét chùa”.

Hồ nghi là yếu tính của đời sống trí thức, song thái độ ngờ vực đầy ác ý và phóng đại quá mức rất dễ làm xói mòn nền tảng khoa học. Vậy, những gì cần định tội, đổ lỗi cho quần chúng nhân dân đông đảo đây– sự nhẹ dạ, cả tin thân thương, hay thói tham lam vô độ quen thuộc?

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” ba chữ thiêng liêng trong tiêu ngữ hiện diện thường xuyên nơi này cần được nghiền ngẫm thấu đáo và rồi quan trọng hơn, nhìn thấy được ‘hình tướng’ biểu lộ sát sườn trong đời thực hàng ngày. Bởi tự thân ngôn ngữ vốn có tính logic của việc chuyển tải thông tin đồng thời, nó vẫn chứng tỏ điều khó hiểu một cách phi lý.

Đừng suy nghĩ, hãy nhìn!” Cách ngôn ấy của triết gia Wittgenstein chắc chắn liên quan sâu xa với thực trạng là có những điều cốt tủy bất khả lập ngôn. “Về điều gì chúng ta không thể nói lên, về điều đó chúng ta phải im lặng.”

Nhìn cho kỹ càng và tinh tế, khoan hẵng vội vàng đập đầu, bóp trán suy nghĩ hết sức lao lung; chỉ nên đọc sách, nhất là đừng ưu tiên những cuốn sách được các “chuyên gia văn hóa đọc” tung hô ầm ĩ, nếu nó (chúng) khiến mình chuyển biến thái độ và thôi thúc đổi mới, hành động khác hẳn trước— chứ không thể hiện duy là thói quen, là một việc khác ta làm mà thôi.

Cho dẫu cách thức tồn đọng, lưu giữ, để lại sẽ chỉ là lời phàn nàn, buồn đau mạnh mẽ– lần này đến lần khác– về vô vàn ví dụ tường minh cho lối kiểu phá hủy tàn bạo, ngày càng làm tha hóa khủng khiếp các giá trị nhân văn và quyền con người. Bởi nôm na, giáo dục tự do chính là định hình (những) vấn đề hiện tồn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top