Tính lá cải của báo chí Việt Nam

Đây là bài viết cuối cùng của năm 2012.

Nhân truyền thông trong nước ví von lá cải ai nuôi, (nửa năm trước còn kiên định lập trường rằng nước mình làm gì có thứ đó); thậm chí, ngay trên trạng nhà của Trung ương Hội Nhà báo còn lạm bàn tổng kết năm, kèm lời tuyên bố làm báo theo hướng sang trọng (không mang tính hùng, tính dũng gì cả ư).

Báo chí quốc nội đậm đặc chất lá cải vì đơn giản đã làm màu, mông má bất kỳ thứ gì mình muốn rồi xuất bản thành các sự kiện như thật; một nền báo chí quốc gia được xem là lá cải khi nó không phân biệt giữa đâu là sự thật và đâu là hóa trang, biến tấu– tạo ấn tượng khó mà thực sự tin tưởng vào những gì đọc thấy…

Dĩ nhiên, tôi thích thú dành thời gian cũng như tâm trí để tập trung vào mảng tâm lý – y khoa được phản ánh trên báo chí. Đây đích thị là sự tệ hại, nơi sắc thái hoàn toàn bị lờ tịt và các bài viết dễ dàng uốn lượn, chế biến, chuyển ngữ với câu từ quen thuộc, câu khách, bất chấp sự thật bị bóp méo, xuyên tạc đến đâu.

Điều luôn cần được nhấn mạnh liên tục cho đến lúc thấm nhuần sâu sắc: chúng ta vừa là người tiêu thụ vừa là tay tiếp thị.

Như tay tiếp thị, chúng ta bị buộc kiềm chế, và việc dối trá là điều cấm kỵ, dù trình diễn, làm màu vốn thực hành quen thuộc.

Là kẻ tiêu thụ, chúng ta cần biết các chiêu thức lặp đi lặp lại đặc biệt nào của các tay tiếp thị (hoặc bất kỳ ai tạo nên chuyện đó) có thể lôi kéo chúng ta vào. Thường bắt gặp nhan nhản lối kể các câu chuyện thay cho bằng chứng và số liệu, mớm lời tên tuổi ‘chuyên gia’, xu hướng gây hoảng sợ và diễn giải dựa trên định kiến cá nhân và ngụy tạo sự kiện,… Chạy các dòng chữ to trong bài đinh, giật tít nhạy cảm hóa hết sức về khoa học y khoa và tâm lý học rốt cục chỉ tổ làm hại cho sức khỏe thể lý lẫn tâm trí của con người mà thôi.

Luôn tự dặn dò mình rằng, tử tế là tha thứ cho lỗi lầm của tha nhân và chính mình; tử tế hơn là hiểu thấu tại sao lỗi lầm của tha nhân và bản thân lại xảy ra; thậm chí, tử tế hơn nhiều nữa là chỉnh sửa lỗi lầm của tha nhân cũng như của cá nhân mình.

… Còn chưa đầy nửa tiếng đồng hồ là sang ngày mới. Tôi muốn dẫn lời Hal Borland: chấm hết một năm không có nghĩa là kết thúc cũng chẳng phải khởi đầu chi mà mọi sự cứ vẫn diễn tiến thế thôi, với tất cả khôn ngoan nhờ kinh nghiệm có thể thấm nhuần trong chúng ta.

Cầu chúc một đêm êm ấm và sẵn sàng chào đón ngày mới tốt lành, tuyệt lạ!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top