Các dạng thức nhân cách cơ bản ở trẻ em

Bài này ôn lại một vài dạng thức nhân cách cơ bản ở trẻ em như nhạy cảm quá mức, miệt mài một mình, ngang bướng, hay lơ đễnh, và gây hấn/ xung động.

Theo Greenspan & Salmon (1995), nhân cách một đứa trẻ không chỉ đơn giản là sản phẩm của tự nhiên và nuôi nấng mà còn là sản phẩm do ảnh hưởng qua về không ngừng của bản chất cùng chăm sóc; sự ảnh hưởng ấy xảy đến giữa trẻ và bố mẹ chúng. Tỷ dụ, bố mẹ nuôi dưỡng con với sự nồng ấm và yêu thương thì một mẫu hình tương tác mới sẽ được tạo ra. Dạng thức quan hệ mới mẻ này giúp trẻ phát triển sự nồng ấm và tự tin mà chúng cần.

Khí chất đứa trẻ (tự nhiên) được xem là những gì vốn vậy khi bé ra đời. Nếu một đứa trẻ tính tình khó chịu, chúng có thể đương đầu với nhiều thách thức ghê gớm trong đời. Các trẻ kiểu thế thường ngủ ít, quen đòi hỏi và thích gây gổ. Dù khí chất trẻ có thể lưu giữ cùng trẻ ở một phạm vi nào đó và định dạng nhân cách, điều ấy dễ bị biến đổi lớn lao bởi cách thức chúng được yêu thương (nuôi dưỡng). Chẳng hạn, nếu trẻ lớn lên trong một môi trường mang tính nâng niu, bồi bổ và có khả năng biểu đạt các cảm xúc bất kể buồn vui thế nào, trẻ thường bước đi trên con đường bằng phẳng hơn so với đứa sống trong môi trường đầy áp lực căng thẳng hoặc bị bỏ rơi (Cooper, 2006).

Hai tác giả Greenspan & Salmon mô tả 5 mẫu hình nhân cách cơ bản và các đặc trưng cảm xúc kèm theo.

Đứa trẻ nhạy cảm quá mức

Trong vài tháng đầu đời, các bé nói chung học cách để bản thân tự điều chỉnh và cảm thấy yên ả. Chúng thường duy trì mối quan tâm và hoạt bát, song đứa nhạy cảm quá mức thì nhận ra mình thật khó khăn để làm chủ các kỹ năng cảm xúc này. Chúng khó khăn với chuyện liên hệ với con người, cảnh trí, âm thanh, mùi vị, và thậm chí ý nghĩ bộ râu tua tủa của bố cọ vào cũng đủ gây phiền muộn. Lớn lên thêm chút, chúng thường đỏi hỏi khắt khe và thích bám níu, đeo dính.

Chúng dễ nổi quạu, hay cau có trước các tình huống mới mẻ và có thể sợ hãi trẻ nào thể hiện tính quyết đoán hơn hẳn chúng, kết quả làm tăng thêm sự xung hấn (thông qua sợ hãi) và chúng không chọn chơi cùng với trẻ khác. Khi trẻ nhạy cảm đến trường học, những nỗi sợ hãi dường như lớn dần khiến chúng càng dễ bị tổn thương với các cảm xúc ngượng ngập và bẽ mặt. Chúng cũng dễ trải qua các huyễn tưởng thấy mình “giỏi nhất” mà thi thoảng làm chúng đầy tâm trạng, cho mình là trung tâm và đòi hỏi khắt khe.

Đứa trẻ miệt mài một mình

Trẻ miệt mài một mình thường có vẻ rất hài lòng với niềm đam mê chơi đùa với các ngón tay hoặc ngủ tít. Sau khi bò quanh, đứa bé thu mình cơ chừng rất hài lòng với vụ chỉ ngồi đó thôi rồi đợi một đồ chơi. Khi biết đi chập chững, thay như thích khám phá tựa trẻ khác, chúng chỉ thích ngồi thật lặng lẽ vậy thôi.

Đứa thu mình thường tự tạo niềm tin và thích thế giới tưởng tượng riêng có hơn là thực tế, do vậy đích thị là thách thức khi chúng trao đổi về các tình huống ở đời như ngày tới trường học diễn ra thế nào. Đôi khi, chúng thích gần gũi với bố mẹ và thường có một, hai người bạn. Chúng dễ từ bỏ ngay khi gặp chuyện rắc rối, buộc phải đương đầu.

Đứa bé ngang bướng

Hay tỏ ra ương ngạnh, tiêu cực và kiểm soát, đứa trẻ ngang bướng phản ứng theo các cách thức phủ định đối với hầu hết tình huống dẫn đến bị mắc kẹt trong bối cảnh “không”. Hành vi ngang bướng của chúng có thể phát triển thành các mẫu hình tiêu cực, dễ biểu lộ ra ở mọi lứa tuổi và mở rộng sang khắp các khía cạnh trong đời. Tầm giai đoạn 2 đến 4 tuổi, các suy tư và ý nghĩ mang tính cảm xúc dễ trở nên cứng nhắc, cố chấp. Trẻ ngang bướng cực thích điều khiển và kiên quyết là chúng đúng về đủ thứ như giờ đi ngủ, áo quần đang mặc và thức ăn ưa dùng.

Đến lúc đi học, chúng dường như càng đông cứng hơn và nhắm vào việc lập kế hoạch cho các việc nhỏ nhặt trong thế giới riêng hơn là chấp nhận toàn bộ. Khi rất sáng dạ và chăm chỉ, chúng có vẻ đặt nhiều kỳ vọng cao với phẩm chất của kẻ tự cho mình hoàn hảo. Chúng quen đối phó với khuynh hướng bị lấn át, áp đảo bằng cách kháng cự với bất kỳ thứ cảm xúc đặt để nào và lảng tránh các tình huống gây thách thức cho bản thân.

Đứa bé hay lơ đễnh

Trẻ gặp khó khăn với việc tập trung chú ý không đáp ứng tốt với điều gì có vẻ phức tạp. Không dễ dàng thiết lập một cuộc nói chuyện với chúng vì trẻ cứ thay đổi chủ để. Trường chú ý của chúng hạn chế khiến trẻ tuân theo sự chỉ dẫn rất giới hạn và việc thiếu khả năng duy trì sự tập trung biến chúng thành kẻ lắng nghe kém cỏi. Trục trặc này tạo cho trẻ nghĩ mình gặp khó khăn trong chuyện biểu đạt bản thân, ví dụ mô tả một ngày hoặc trả lời câu hỏi của thầy, cô giáo.

Trẻ lơ đễnh có vẻ tập trung trong lớp học song thân xác ngồi đó còn tâm trí thì lang thang vô định qua cả một trời ý tưởng, đầy ắp hình ảnh lung linh. Thường, kết quả học tập của chúng sẽ phản ánh trạng thái thiếu vắng kết nối với các hoạt động ở lớp và tính thiếu quả quyết càng khiến chúng bị lờ đi rồi mất hút trong đám đông (Moore, 2000).

Đứa trẻ lơ đễnh, hay chểnh mảng thường có khuynh hướng không gắn kết với suy tư, biểu đạt, sáng tạo, sách vở, câu từ, con người và các cảm xúc của chúng. Những đứa trẻ này thường bị gán nhãn là mắc rối loạn thiếu chú ý (ADD). Trẻ mắc rối loạn ADD dễ có mức độ thấp cả về hình ảnh bản thân lẫn lòng tự trọng khiến chúng trải nghiệm lặp đi lặp lại những thất bại, hiểu nhầm và gán nhãn lung tung ví dụ, bị gọi là kẻ đần độn, đứa ngu xuẩn, lù đù, và lười biếng.

Trẻ hay lơ đễnh, chểnh mảng thế vốn bị xếp vào loại ‘hão huyền, mơ mộng”; chúng rất dễ bị phân tán, mắc các lỗi lầm vô tâm và thường bị ngập trong các tình huống gây phấn khích. Điều này khác với trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) là đứa thi thoảng mới có dịp mộng tưởng mơ màng, sốt ruột, nói nhiều, gặp khó khăn khi ngồi yên và thường bị kích thích bởi các tình huống gây phân tâm. Trẻ hay lơ đễnh đòi hỏi một mức độ lớn về việc tự chấp nhập và kiên nhẫn với bản thân bởi vì sự hụt hẫng chúng dễ dàng bắt gặp. Trong nỗ lực trợ giúp, các trẻ này cần nhắm vào sức mạnh và ưu thế hơn là luôn luôn chỉnh đốn các khiếm khuyết, sai sót của chúng.

Đứa bé gây hấn/ xung động

Những trẻ kiểu thế không ngừng di chuyển, hoặc chạy nhảy hoặc nói năng. Chúng thường nhảy ùm vào các trải nghiệm mới mẻ và lo lắng về hậu quả của các hành động về sau. Ở trường, trẻ hầu như luôn là kẻ gây rắc rối trong lớp, ném sách vở lung tung và lôi kéo những đứa khác vào việc la hét, quậy phá. Chúng dễ cảm thấy hẫng hụt và tức giận, và đấy càng có thể là cớ để cấu véo, đấm thụi, cắn đánh để đạt điều chúng muốn.

Khi trẻ gây hấn/ xung động cảm thấy hụt hẫng, chúng không hề chịu yên mà đấy là nguyên nhân khiến trẻ bộc lộ bằng thể lý nỗ lực muốn thay đổi điều chúng ghét bỏ, chẳng hề ưa thích. Các cảm xúc về tức giận và xung hấn đôi khi không tránh nổi song càng đánh đồng kéo dài các cảm xúc ấy là thân quen và thấu cảm thì trẻ có thể bị thúc đẩy hành động nhiều hơn điều trẻ nghĩ khả thể. Đứa ấy cần nhận ra tất cả cảm xúc tốt xấu của bản thân đủ để các cảm xúc ấy trở thành phần phát triển tự nhiên hướng tới cảm nhận về bản ngã của trẻ.

Trạng thái phát hiện ra cảm nhận về bản ngã giúp trẻ dần tích hợp con người phù hợp hơn với sự nuôi dưỡng, xác quyết và yêu thương. Xung hấn ở trẻ có thể gây mệt mỏi ghê gớm và biến đổi rất lớn lao, do vậy hiểu biết về các lý do cảm xúc và thể lý ẩn bên dưới sự xung hấn, vọng động có thể giúp mình lớn lên và phát triển tố hơn về mặt cảm xúc. Ví dụ, nếu một đứa lớn lên từ một gia đình xung hấn, vọng động cũng như bị bỏ mặc về mặt cảm xúc hoặc bị lạm dụng về thể xác thì có một cơ hội hơn hẳn cho việc trẻ trở nên bạo lực. Một số đặc tính mà trẻ loại này hay thể hiện:

  • Khuynh hướng không quan tâm đến người khác vì không ai ngó ngàng tới chúng.
  • Thiếu khả năng thể hiện, bộc lộ các ước muốn, dự tính và cảm xúc của bản thân,
  • Thiếu khả năng chắp lại để tạo nên các cuộc đàm thoại nội tâm.

Khi trẻ dạng này cảm thấy sự hụt hẫng ở bản thân lớn cao như núi, thay vì biểu đạt cảm xúc, chúng bùng nổ thành hành vi đập phá, xung hấn. Theo Greenspan & Salmon, chúng thường bộc lộ ra thành hành động chứ không cảm nhận, và khi bị thách thức, chúng đáp ứng bằng các hành động bung xung (đánh đập) thay cho việc nhận diện cảm xúc và tiến hành lựa chọn…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top