‘Cái tôi’: sự lừa dối trên tiến trình nhận thức

Rằm tháng Giêng rồi, nhân Ngày Thơ quốc gia, lượn lờ tình cờ mà đọc được đôi câu treo trong khuôn viên Văn Miếu- Quốc Tử Giám của một cậu trai 8X khiếm thị: “Ngoài trời còn có trời cao, trong tôi biết có tôi nào tôi hơn” (Nguyễn Việt Anh, 1982, Hà Nội).

Ai thích Toán hoặc quan tâm thống kê chắc biết luật Benford. Phần phấn khích trong câu chuyện nhỏ này là cách thức nó sát gần cũng như giải pháp nêu ra lại dính kết tới ý tưởng về ‘cái tôi’ (self) mà theo đạo Phật thì chẳng khác chi trò ảo thuật lừa mị: được tạo ra như phó sản của ‘tiến trình xử lý ký hiệu tinh thần’. Đây có vẻ giải thích luật Benford thấu tỏ nhất. Theo tiến sĩ Steven Smith, hơn 70 năm qua luật Benford đã đạt đỉnh điểm của sự sùng bái; nó mạnh mẽ tuyên bố chứng thực một số bí mật hoặc thuộc tính khá bất thường của vũ trụ.

So sánh điều ấy với cuộc đấu tranh triền miên của con người nhằm định vị ‘cái tôi bên trong hoặc ở ngoài bản thân mình, trong khi con người không ngừng nhìn/ xử lý sáu giác quan. Rõ ràng, phải có một cái tôi, self, ego, một ta phỏng ạ? Tôi có thể thấy nó. Song nó đến từ đâu rứa? Và nó là cái chi chi? Câu trả lời của Phật đối với ‘vấn đề’ mà ngài tóm tắt thành ‘avijja‘ hoặc ‘sự ngu dốt/ thiếu khôn ngoan/ vô minh’, một ảo tưởng, liệu tương tự với trả lời chúng ta có thể tìm thấy với bài toán ‘bí hiểm’ này (tức thuộc vấn đề tinh thần/ logic)?

Lần nữa, theo tác giả Steven Smith, đừng phí thời gian đặng cố thấu hiểu các ý tưởng ấy; chúng hoàn toàn đi theo vết sai lạc hẳn rồi. Không có ‘thuộc tính vũ trụ’ nào và hiện tượng này chẳng liên quan gì với các ‘đơn vị’ (units) cả. Chung cuộc, chúng ta sẽ nhận ra rằng luật Benford trông giống với một cuộc biểu diễn ảo thuật thật ngoạn mục hon là như một thuộc tính bị giấu kín của vũ trụ. Nói gọn, mẫu hình logarithm của việc dẫn dắt các con số đến từ chiêu trò thể hiện của dữ liệu (data), và không có liên quan với các mẫu hình trong các con số được xem xét…Rằng việc này làm thay đổi theo một mẫu hình dựa vào các khả năng của số 10, ví dụ thế, là phản logarithm. Không hề nhận ra rằng bộ não mình đã bí mật biểu diễn dữ liệu, mình quy mẫu hình logarithm này cho một số dấu hiệu ẩn kín nào đó của các con số độc đáo.

Từ quan điểm Phật giáo hoặc thiền định thấu tỏ, điều gì đó tương tự cũng xảy đến với tâm trí. Việc xử lý ký hiệu hoặc trải nghiệm nhận thức của tâm trí tạo nên tri giác, ý thức về cái tôi, là ‘kết quả’ của tiến trình (phó sản hoang đường) đã không hề được tìm thấy trong nội tại tiến trình cũng như là ‘yếu tính’ rốt ráo. Do vậy, ý thức, như đức Phật ghi nhận, đúng là trò lừa của ảo thuật gia:

Ví như, này các Tỷ-kheo, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ảo thuật được? Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm Thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại… hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát, Thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong Thức được?

Với cái nhìn này, đạt được Niết Bàn (Nirvana) sẽ mang nghĩa kết thúc rốt ráo công việc nhà của người ta. Giải quyết phương trình luân hồi đòi hỏi nhiều việc phải làm (cần đọc bài viết của tiến sĩ Smith hoặc đơn giản hành thiền vài năm), mà việc thức nhận đoạn kết sẽ là một thứ ngắn gọn và sâu xa, và sẽ không nằm trong lĩnh vực của sáu giác quan. Như trường hợp giải quyết luật Benford, nó hàm ý một số hình thức bước ra khỏi rồi xem xét lại vấn đề từ quan điểm trung lập, chắc chắn người ta không quên việc tính đến tiến trình nhận thức riêng tư hơn là rơi vào các diễn giải khác nhau mà tâm trí thường hay nảy nở, tăng nhanh đưa thêm…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top