Muôn đời kháng cự

Thật bàng hoàng khi biết mình đang đội trên đầu một cái mũ hàng hiệu hai chữ N & Y xoắn vào nhau vừa phải, phía sau nổi bật dòng ‘New York’ điểm danh tên chàng đố lẫn vào đâu được. Lòng thầm mong với tinh thần sám hối hồi hộp dâng đầy khá vô duyên rằng hy vọng, đó đích thị chỉ là chơi đểu hàng nhái thôi.

Với cách phối duy nhất đen trắng, lưỡi trai phía trước gập cong rất điệu, chất liệu vải mềm tay, và kiểu thiết kế chẳng thể đơn giản hơn được nữa. Sự đời thử thách thiệt éo le, khoác thêm thứ gì lên người đã mệt thêm nhọc, giờ còn phải của nợ tiếng tăm e quá đau thương. Lặng thầm hỏi Google, ra y chang hình mẫu độc chiêu khó đụng; giá bán ở xứ Việt mấy trăm ngàn hiện đang thời thượng (thiệt tình khai nhanh là bà chị bán đồ bành cạnh chợ vui tính chẳng quá xa chỗ ở nhìn nhau hỉ hả rồi nhẹ hô ’em ơi chị để ba mươi ngàn’, rồi người hoan hỉ chẳng kém lúc thực nhận 28.000VND vì đó là toàn bộ số bạc lẻ tôi có nơi cái kẹp tiền gọn gàng).

Không nhớ được lần cuối cùng mình đội mũ… Gần lắm thì cũng phải hơn 14 năm rồi, do quãng dài miên man trú thân ngoài Hanoi liên tục, đầu trần cứ lơ ngơ vô tư phơi cùng thời gian quá ngọ. Bao nhiêu lần sóng dập đất bồi hồ Tây da diết, ê chề thủy triều lên xuống sông Hồng ì ạch, mấy độ hồ Văn tại Văn Miêu lừng lẫy ỡm ờ dự định thay nước thì chừng ấy đận mưa to nắng quái cũng kiên định lập trường để mặc tóc tai thổi thiếu định hướng theo cùng gió ngàn bay.

… Phần khó khăn nhât trong thiền minh sát (insight meditation) là nhận ra tâm trí mình luôn luôn chống kháng; bằng không, nó sợ cóc thể tồn tại nổi. Nếu mình nhìn, chống kháng bằng một cái sự trông, một chiều- nhìn, một cảm- giác- nhìn, một cảm- nhận- nhìn; nếu mình nghe, ngửi, nếm, chạm… thảy đều thế hết. Và đặc biệt, tinh tế nhất: nếu mình ‘nghĩ’ thì luôn sẵn đấy một chống kháng ngay lập tức, ở- đây- và- bây- giờ hao tốn năng lượng khôn xiết. Tất cả trong một khoảnh khắc, khoảnh khắc nối khoảnh khắc, mê mệt.

Gì mang nghĩa ‘một sự chống kháng’ đây?

Như này, mình nhìn vào màn hình máy tính hoặc một bài báo. Một sự liên tiếp của nhìn, nhìn, nhìn (các con chữ), nghe nghe nghe (âm thanh bao quanh) và nghĩ nghĩ nghĩ (các tư tưởng, lập luận trong văn bản) được khai triển với một tốc độ sửng sốt và lực lượng hối thúc bất ngờ. Chúng giục giã gì vậy? Chúng giục mình ‘là’ chúng. Những gì ta sở hữu sở hữu ta, những gì ta nắm bắt nắm bắt ta. Giờ nhé, mình có thể mắc lỗi lầm ‘đói khát’ một số cảm xúc hoặc ham muốn dạng ‘Tôi thích văn bản này’ hay thậm chí khủng khiếp ‘Tôi ghét văn bản này’.

Nghe hay ho thật, cơ mà đấy không phải là những gì Đức Phật trỏ khi nhắc tới đói khát trong bối cảnh thế. Những chuỗi suy tư đã ngụ sẵn nhiều nhiều khoảnh khắc cá nhân được kết nối với nhau bởi một nỗi niềm khát khao tham lam vô độ vì đời sống, vì tồn còn, vì tiếp diễn; một nỗi khát thèm hiện hữu, nó không mang nghĩa nối kết các cuộc đời để tái sinh.  Mình không nhất thiết phải nhớ bao nhiêu kiếp dĩ vãng đã qua hoặc nhìn tới tương lai mù khơi đặng thấu hiểu lời Phật dạy.

Không, sửng sốt tột độ khi ta nhìn sát lại nơi mình: rất trực tiếp ngay dưới mũi, trong đôi mắt, vào lỗ tai, giữa vô vàn ý nghĩ. Từng thứ và mỗi một khoảnh khắc. Nó sát gần tới mức mình không thể nhìn thấy nó. Bởi vì diễn tiến, hiện diện quá nhanh, và chẳng hề có con đường thông thường nào để ‘thấy’ và ‘làm chứng trực tiếp’ những gì đang diễn ra dưới cánh mũi này cả. Nữa nhé, để ‘sống’ tâm trí mình cần nhóm hội và ghi nhận rất nhiều nhiều ở cái nơi vốn chỉ là các bong bóng nổ bôm bốp có mặt rồi biến mất. Làm cách nào, mình nghĩ, mình có thể bước đi, nếu quả thật mình đã từng thế rồi…

Giờ, còn nhớ buồn cười chứ, cái mũ lưỡi trai sành điệu N & Y xoắn bện phụ thuộc và khát thèm không ít người muốn tậu. Liệu mình có thể đập bẹp, uốn phẳng và đơn giản gọi chúng là ‘các phiền não tinh thần’ (defilements), hoặc các cảm xúc giời ơi đất hỡi. E chúng ta còn đề cập đến chúng chi tiết rõ ràng, song chắc hẳn cần đặt trong bối cảnh của đạo đức và khai tâm vỡ vạc những gì bấy lâu mù tịt…

1 thought on “Muôn đời kháng cự”

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top