Thiếu hụt để nhìn thấy và nhận ra vẻ đẹp đích thực

Tình cờ lướt qua bài ghi lại lời tự kể, thấy chạnh buồn và cám cảnh cho thân phận phụ nữ thiệt thông minh, tinh nhanh và dễ thương này quá.

Mấy năm trước, có vài bác hàng xóm, vài chị đồng nghiệp thấy tôi ngoan ngoãn, giỏi giang cũng làm mai làm mối. Nhưng có anh kiên trì thì gặp tôi được một đôi lần, còn thì cứ sau một buổi cà phê là chạy mất hút.

Có hôm, vô tình tôi nghe được các chị ở cơ quan bảo nhau: thằng ấy nó bảo ngẩng lên nhìn em Nga nhà mình cái đã tụt hết cả hứng rồi, lấy về có mà nấu cơm vua, ngồi nhìn nhau ăn cũng mất cả ngon.

Chị gái tôi thì thương em mà ác mồm, suốt ngày làu bàu với mẹ: Sao mẹ bầu bí thế nào mà lại sinh ra nó thế kia, cái mặt, đúng là đóng phim kinh dị không cần hóa trang. Đã xấu lại còn giỏi, đúng là “hỏng toàn phần”.

Trong quan niệm của chị gái tôi, đàn bà điểm 10 là gì: đảm đang, xinh xắn, nói năng ngọt ngào, nhưng mà phải dốt. Như tôi, đáng cho 0 điểm.

Đích thị, đó không phải là kiểu người xấu xí.

Đây là một trong những trích đoạn về hình ảnh cơ thể.

Bạn không phạm lỗi, mắc sai lầm gì. Bạn chẳng là vấn đề cần phải được giải quyết. Song bạn nào khám phá ra được điều ấy cho đến khi bạn sẵn sàng thôi cái trò đập đầu mình dằn vặt trước bức tường của cõi lòng hổ thẹn, tự nhốt mình trong lồng cũi và nỗi kinh sợ bản thân.

Chúng ta quen thuộc đến mức nào để mất khả năng nhìn thấy và nhận ra vẻ đẹp là “Tôi”– thay cho việc lắng nghe tri giác của người khác về chuyện mình nên sao đây?

Chúng ta quá thường xuyên được bảo rằng “không nên đánh giá một cuốn sách qua cái bìa bên ngoài của nó”, song bao nhiêu lần chúng ta tự nhìn nhận bản thân và những kẻ khác từ các ấn tượng đầu tiên, trọng lượng cân nặng của họ, thân hình, ý tưởng văn hóa liên quan đến vẻ đẹp, bởi phong cách của người ta về mái tóc, hoặc kiểu đôi giày họ mang?

Và đối ngược hẳn thế, những gì đem lại cho chúng ta sự dũng cảm ngõ hầu chấp nhận và cảm thấy tự tin về chính con người mình, hài lòng với thân thể ta, với khuôn mặt ta vốn được tạo tác thuở mới chào đời?

Làm thế nào chúng ta vượt qua tất cả những tiến trình ngoại giới và nội tại này để rồi nỗ lực, gắng sức định hình con người mình và học hỏi cách thức chấp nhận hoặc yêu thương theo cách chúng ta đang là?

Xin hãy suy nghĩ về những thách thức bạn đang phải đối đầu với hình ảnh cơ thể và những gì là “khoảnh khắc Aha” đã đòi buộc bạn phải ý thức, chấp nhận và yêu thương thân xác mình theo cách như thế.

Và xin hãy chia sẻ cùng nhau, viết xuống để thấy ý kiến mình thật sâu sắc, sáng giá, đáng trân trọng và khác biệt.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top