Cái giá phải trả cho việc thích sống- động- trực- tiếp- tại- chỗ

Xem hòa nhạc do nhóm Tam tấu Aurora trình bày tại Viện Goethe, lẩn thẩn nghĩ ngợi sao người Việt mình vẫn chưa thích nghe ‘nhạc sống’ nhỉ.

Hình như định hình thói quen thà ở nhà nghe đi nghe lại bao nhiêu lần chán thì thôi một đĩa CD còn hơn là thuê ban nhạc biểu diễn, hoặc bỏ tiền mua vé đến nhà hát (dĩ nhiên, không bàn tới sự khác biệt về mặt giá trị).

Giới chuyên môn cho rằng chí ít có 3 lý do để có thể bỏ ra gấp 5, 10, hoặc 100 lần đến nghe hoà nhạc so với chi phí của một chiếc đĩa CD:

    • Có nhiều người xung quanh mình, những kẻ sành sõi hay tham dự, nguồn năng lượng đầy sức lôi cuốn mạnh mẽ, niềm vui được chia sẻ.
    • Điều gì đó có thể sai sót. Nghệ sĩ tựa như người làm xiếc đi trên dây, nắm lấy những cơ hội lớn lao và kịch tính tự nó tạo ra luôn chực chiếm hết mọi sự chú ý, thời gian.
    • Mình có thể ngạc nhiên, sửng sốt. Điều gì đó mới mẻ và kỳ diệu chợt bừng hiện và khả dĩ gây choáng váng cả thân tâm.

Dẫu thế, lực lượng lao động trong các dịch vụ làm ăn ‘sống-động- trực- tiếp- tại-chỗ’– các nhà hàng, kẻ làm nhiệm vụ giới thiệu, nhân viên giữ cửa, phu khuân vác tại khách sạn– thường làm việc chăm chỉ hầu tránh sát gần với bất kỳ điều gì vừa nêu bên trên.

Câu trả lời đâu nhất thiết phải kêu vang ầm ĩ trước hiện tượng quá bận rộn để dừng lại và nghe nhạc. Chúng ta có cơ hội để sáng tạo cái đẹp, thiên tài và trực giác để rồi biếu tặng nó theo những cách thức mà mình ít nhiều đào luyện thiên hạ khả thể, chỉ khả thể thôi, buông lỏng dần các kiểu thế giới quan như thế và bắt đầu tin tưởng vào sự thật.

Chẳng hạn, đã từng có một nghệ sĩ thực hiện dự án gửi dàn nhạc trên khinh khí cầu bay vào không trung để chơi các nhạc cụ trong lúc dân cư đang yên giấc nồng, nhằm gây tác động tới các giấc mơ của họ ở bình diện cả thành phố.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top