Đầu năm nói chuyện khó nhằn với con cái

Hình ảnh một con người quá bé gọn không mấy xa lạ với những ai quen xem TV hay từng tham gia ít nhiều các hoạt động từ thiện, văn học nghệ thuật hoặc công nghệ thông tin. Ngày cuối năm, chàng trai 8X nhỏ bé hay cười này đã mất trên đường đi công tác phía Nam.

… Chúng ta không thể, cho dẫu cố ôm choàng con em chặt chẽ đến mấy cũng như gắng sức tránh bất kỳ điều “xui rủi” khỏi đụng đến chúng. Đời sống trẻ em ngày nay căn bản thường sờ chạm ít nhiều vào các nỗi niềm mất mát, tang thương; đó có thể là nghịch lý trêu ngươi, thảm cảnh đọa đày, tai họa rình rập chúng tình cờ đọc thấy trên báo, hay chợt nghe loáng thoáng chuyện nhà hàng xóm ném em bé còn nhỏ hơn cả tuổi mình…

Tin tức xa gần khắp nơi nhắc nhở chúng ta về khổ đau thực tế ấy; khiến tất cả chúng ta muốn xiết ghì hơn chút nữa những người thân yêu, vươn ra bảo bọc, tạo sự kết nối và duy trì tình yêu đích thực cũng như lòng tận tụy chăm sóc con em mình.

Vấn đề là bằng cách nào chúng ta thảo luận về những sự kiện như thế với con cái? Hoặc thậm chí, liệu chúng ta có nên thảo luận những sự kiện ấy với trẻ không?

Các bậc phụ huynh thường tự hỏi hay là mình nên đợi trẻ lớn lên rồi sẽ bàn tới… Có rất nhiều phiền nhiễu với cách tiếp cận sau hẵng hay. Trẻ có thể tin rằng chúng ta không biết về điều đó, và chúng không muốn gây khó chịu cho bố mẹ, vì thế chúng lưu giữ cho riêng mình vô vàn các suy tư, cảm nhận và câu hỏi. Hoặc chúng tạm giả định rằng sự kiện quá khủng khiếp đến độ người lớn, bố mẹ chẳng muốn trao đổi. Và một điều gì đó đã bị lờ đi, không được gọi tên.

Cần nhớ, sự thật sẽ được học hỏi dần dần và mình muốn chắc chắn rằng trẻ em có cơ hội để thảo luận điều này trước đã. Nếu không làm vậy, mình đang khởi động nguy cơ đánh giá thấp cảm nhận về sự tin tưởng trẻ đặt để vào người lớn. Khi bố mẹ uyển chuyển hướng đạo các chủ đề khó nhằn và tiến hành các cuộc trò chuyện nghiêm túc với trẻ, chính họ cũng góp phần cho trẻ biết (ở bất kỳ độ tuổi nào) rằng “bố/ mẹ ước muốn nói chuyện với con về bất kỳ chuyện gì”.

Có thể thực hiện:

  • Chuyện trò, tâm tình. Ổn thoả, ngay cả khi trao đổi làm mình ứa nước mắt về một bi kịch như vụ chôn kín hay ném vứt em bé. Không sao cả khi thừa nhận, để cho con cái mình biết cảm xúc của bố mẹ. Chúng thấy bố mẹ là những con người. Chúng cũng có cơ hội để nhìn ra rằng ngay cả có bức bối đến mấy thì cả nhà cùng cố vượt qua và tiến lên. Là phụ huynh, chúng ta từng nghe điều này rồi: chúng ta là tấm gương để con em mình soi vào.
  • Nghĩ về những gì mình muốn chia sẻ. Không sao cả khi thực hành trong đầu, trước tấm kính, với vợ/ chồng hoặc bạn bè, bà con thân thiết. Nói với trẻ dẫu vẫn còn khó khăn, còn hơn là lòng mình cứ giữ rịt mọi thứ rối rắm.
  • Tìm một khoảnh thời gian yên tĩnh. Đó có thể là sau bữa ăn tối hoặc trước lúc đi nằm. Đừng để bị quấy nhiễu. Đây là khoảng thời gian và nơi chốn mà đứa trẻ là trung tâm chú ý của bố mẹ.
  • Phát hiện xem trẻ biết những gì rồi. Chẳng hạn, có một vụ ông bố ném đứa con bé xíu xuống sân chùa. Hỏi trẻ xem cháu đã nghe thấy gì về chuyện đó? Rồi lắng nghe chúng nói. Lắng nghe. Lắng nghe.
  • Kể sự thật. Đặt để các sự kiện ở một mức độ sao cho trẻ có thể hiểu được. Không nhất thiết phải đưa ra bức tranh toàn diện với các chi tiết vô cùng cụ thể.
    • Với trẻ bé tí, bố mẹ cần trao đổi cái chết nghĩa là gì (không còn cảm nhận về điều gì được nữa, không đói, không khát, kinh sợ, hoặc đau đớn; dù không còn gặp nhau nữa song chúng ta vẫn lưu giữ ký ức về họ trong đầu óc và con tim mình).
    • Thổ lộ “Bố/ mẹ không biết.” Đôi khi câu trả lời cho thắc mắc là bố/ mẹ không biết. Tại sao lại ném em bé hoặc bóp chết rồi chôn con cái xuống đất? Bố/ mẹ không biết lý giải sao cho phù hợp cả.

Trên hết thảy, khẳng định lại, tái khẳng định, khẳng định lần nữa. Vào cuối buổi trò chuyện, tâm tình hãy khẳng định lại lần nữa với con em rằng mình sẽ làm mọi thứ mình biết để bảo vệ, gìn giữ chúng an toàn và trông chừng, bảo vệ chúng khỏi tai ương.

Tái khẳng định với chúng rằng mình sẽ sẵn sàng trả lời bất kỳ thắc mắc hoặc chuyện trò về chủ đề này thêm nữa trong tương lai. Tiếp tục đảm bảo rằng con cái luôn được bố mẹ yêu thương.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top