“Mời phản hồi, tôi xin hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp!”

Bao nhiêu lần bạn nghe lãnh đạo hoặc đồng nghiệp đề nghị như thế?

Trên bề mặt của phát ngôn “Tôi hoan nghênh mọi góp ý” khẳng định ai đó được chấp nhận với chuyện phản hồi. Nó lắm khi đơn giản hàm ý rằng mọi người được chào đón và mời gọi chia sẻ về các vấn đề, sự vụ, mối quan tâm.

Trong bản in lần thứ 10 cuốn Social Psychology của Myers (2010) cho biết, phản hồi (feedback) thể hiện tốt nhất khi nó được trình bày dưới dạng chân thành và cụ thể. Tuy vậy, có một báo trước: ngay cả khi phản hồi được chuyển tải thật chân thành và cụ thể mấy đi nữa thì phản ứng của người tiếp nhận phản hồi có thể sẽ không luôn luôn như những gì mình mong đợi, kỳ vọng đâu.

Nghiên cứu khẳng định, các cá nhân có lòng tự tôn (self-esteem) và yêu bản thân mình (narcissism) cao độ thường dễ nghiêng theo hướng trả đũa hoặc tỏ ra xung hấn (aggression; theo Branscombe, xung hấn được hiểu là hành vi hướng trực tiếp tới mục tiêu làm hại sinh thể khác nhằm động cơ là tránh bị đối xử như vậy) đối với những ai phản hồi mà các đối tượng này tri nhận là họ đang bị chỉ trích hoặc lăng mạ, sỉ nhục.

Nói đơn giản, nếu là đồng nghiệp hoặc lãnh đạo yêu mê bản thân với lòng tự tôn cao (vâng, cao, không phải thấp; có những đối tượng tự yêu mê mình với lòng tự tôn thấp) thì mình cần rất cẩn thận với kiểu loại phản hồi (đặc biệt nếu nó dường như mang tính chỉ trích, phê bình hoặc tiêu cực) mình chia sẻ với họ.

Nếu tri nhận các bình luận hoặc phát ngôn của mình mang tính đe dọa đối với cái tôi tự mãn (các nhà nghiên cứu gọi đó là giả định “đe dọa duy ngã độc tôn”) của họ thì đây sẽ là dịp may để họ tỏ các thái độ phản ứng (thành lời hoặc hành vi) chứa chất xung hấn.

“Các cá nhân yêu mê bản thân quá với lòng tự tôn cao thường hay háo hức khống chế môi trường xã hội quanh họ và tuyên bố sự thán phục trước cảm nhận hết sức rõ ràng về quyền được phép của họ, và khi sự kêu gọi hợp tác thất bại trong tương tác với các đối tác, họ dễ quay sang hướng xung hấn” (Bushman và cộng sự, 2009).

Điều thú vị nằm ở chỗ, các nhà nghiên cứu “không phát hiện được bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm rằng lòng tự tôn thấp là nguyên nhân dẫn đến xung hấn. Ngược lại, kẻ có lòng tự tôn thấp thường sút giảm hoặc hạn chế tác động độc lập của sự yêu mê bản thân lên sự xung hấn (Bushman và cộng sự, tlđd).

Cũng cần biết, Bushman và cộng sự giải thích rằng các cá nhân yêu mê bản thân với lòng tự tôn thấp có thể e ngại, lo lắng về mặt xã hội và không tự tin lắm, và hay bận tâm với khả năng có thể thiếu thích ứng của chính mình, song họ vẫn còn hết sức mê mải về bản thân.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top