“Công dân Nguyễn Đức Kiên có bị phân biệt đối xử?”

Thiệt là mắt làm hại não, vì do cái nhìn xớn xác thiếu tập trung nên tôi liếc thấy tiêu đề bài báo quả dễ gây tò mò.

Và trong phần tranh luận với đại diện VKS, trong phần đối đáp cũng kéo dài chừng 120 phút, bị cáo Nguyễn Đức Kiên lại đặt thêm một câu hỏi khác: Công dân Nguyễn Đức Kiên có bị phân biệt đối xử không? Minh chứng cho câu hỏi này, ông Kiên nói mình đã tuân thủ pháp luật Việt Nam và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Sở dĩ ông Kiên đặt ra câu hỏi đó bởi vì có hàng ngàn người đang kinh doanh cổ phần, cổ phiếu giống như ông Kiên, họ cũng góp vốn và đầu tư giống như ông Kiên, họ cũng ký hợp đồng ủy thác giống công ty mà ông Kiên đại diện pháp luật nhưng chỉ một mình ông Kiên bị khởi tố vì tội kinh doanh trái phép, trốn thuế và cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

Bị cáo Kiên lý luận rằng trong cùng một điều luật, một nền tư pháp nhưng chỉ một mình ông bị phân biệt đối xử, trong khi mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật.

Bị cáo này cũng cho rằng nếu không phải VKS đang phân biệt đối xử với ông thì hàng ngàn cá nhân, doanh nghiệp khác đang đứng trước nguy cơ bị khởi tố, còn các cá nhân đảm nhiệm các chức vụ trong các cơ quan chức năng sẽ phải đứng trước nguy cơ bị cáo buộc về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bởi đã không ban hành kịp thời các văn bản luật để hướng dẫn các doanh nghiệp.

Không ngó ngàng các vụ án hình sự đã lâu, đặc biệt lại chẳng quan tâm hành tung chi chi của vị đầu bạc này nên hầu như u ơ tình tiết đúng sai, phải tội. Điều duy nhất tôi biết chắc dù chưa nghe đài, đọc hoăc đoán về bản kết luận vụ án là kẻ nào trở thành đối tượng bị phân biệt đối xử tất sẽ gánh chịu hậu quả bất công, và nếu anh ta lại còn la làng phản đối thì càng bị vít đầu gấp đôi oan ức.

Hiện tượng này chẳng quá hiếm thấy trong xã hội. Nhiều nghiên cứu không chỉ nhắm vào khía cạnh sắc tộc mà đề cập cả tình dục như những đối tượng bị bêu riếu và phải lên tiếng khi trải nghiệm cảm giác bị đối xử không mấy thiện chí.

Ví dụ liên quan đến một trong các thực nghiệm; người tham gia đọc tin một người Mỹ Phi châu bị điểm kém trong một bài test. Một số học hỏi rằng không có khả năng nào bị đánh điểm vì nan phân biệt đối xử với người da den cả; một số khác được bảo là có khả năng 50%; và số còn lại thì nghe nói rằng sự phân biệt đối xử là chắc chắn 100%. Một vài người trong từng nhóm  được kể rằng kẻ làm test nói anh ta bị đánh rớt vì sự phân biệt đối xử; một số khác thì được bảo anh ta quy điểm số của mình do các yếu tố khác như mức độ khó của bài test hoặc chất lượng câu trả lời của bản thân.

Người đọc thấy rằng kẻ làm test quy điểm số do bị phân biệt đối xử thảy đều coi anh ta như rơm rác. So sánh với những ai đọc thấy anh ta quy điểm số vì các yếu tố khác, người đọc về sự phân biệt đối xử có xu hướng nói người đàn ông ấy là kẻ gây rối hoặc hạng người hay kêu ca, phàn nàn; họ cũng tỏ ra ít thích anh ta hoặc không hề nghĩ anh ta sẽ là một người bạn tốt.

Phát hiện kế tiếp còn gây ngạc nhiên hơn hẳn. Không thành vấn đề xác suất khách quan rằng người đàn ông ấy đích thực bị phân biệt đối xử. Ngay cả khi hoàn toàn chắc chắn rằng anh ta bị điểm kém vì người chấm thể hiện thái độ phân biệt đối xử chống lại người Mỹ gốc Phi thì mọi người vẫn cứ đánh giá anh ta càng thêm tiêu cực khi anh ta tuyên bố mình bị phân biệt đối xử chứ không im lặng.

Có lẽ, người ta muốn những kẻ khác chịu trách nhiệm hơn là đổ lỗi kết quả của bản thân sang các yếu tố ngoài mình. Song chỉ ra các yếu tố ngoại giới khác hơn là sự phân biệt đối xử (ví dụ, độ khó của test) không làm hạ thấp được mức độ tiêu cực và việc chửi rủa do sự phân biệt đối xử tạo nên.

… Khi một người là đối tượng nhắm tới của sự phân biệt đối xử thì đấy là điều tốt lành và cao quý để tỏ thái độ bảo vệ cho người đó. Tuy nhiên, một nghiên cứu lại chỉ ra rằng có một cái giá đắt cho cả người quan sát khi họ trỏ rằng kẻ khác là đối tượng bị phân biệt đối xử. Lần nữa, người quan sát kẻ khác bị phân biệt đối xử nhìn nhận quá gắt gao, khó chịu nếu họ biết rõ đối tượng bị đối xử bất công và bị phân biệt hơn là khi họ không hay biết gì về điều đó. Họ, cũng nhìn đối tượng bị phân biệt đối xử như những kẻ gây rối và hay ca cẩm, những kẻ đa sự và nhạy cảm quá.

Lúc một người quan sát đang chỉ ra sự phân biệt đối xử, điều ấy không thể nói rằng người quan sát nên chịu trách nhiệm cá nhân cho kết cục xấu tệ. Người quan sát không phải là kẻ trải nghiệm kết  cục xấu tệ. Các tác giả nghiên cứu tin rằng những gì đang thực sự diễn ra là nhiều người muốn tin tưởng hệ thống công bằng, bình ổn. Nếu ai đó đạt được một điểm số tốt hơn hoặc nhận công việc ngon lành thì điều ấy là do họ giành được và xứng đáng hưởng. Một tuyên bố phân biệt đối xử đe dọa niềm tin về một hệ thống chính trực và thế giới công bằng.

Quay lại về vụ ‘bầu Kiên”; những lời phát biểu sau cùng  của bị cáo này trước hội đồng xử án vẫn tỏ rõ khí phách và không hề nhận tội. Tôi còn nghĩ đến tâm cảnh của bạn phóng viên viết mục Sổ tay trên báo Tuổi trẻ đã thượng dẫn. Dường như có một tâm lý ngấm ngầm không hề báo trước ở đây, khi dư luận cơ chừng bức xúc trước sự bó vỉa khủng khiếp của sự phân biệt đối xử rờ rỡ, tựa như đang thể hiện kiểu lối đồng vọng sâu xa thông qua việc chính bản thân trải nghiệm ít nhiều cảm giác bị đối xử bất công và oan trái vậy. Và dĩ nhiên, lực lượng đối lập và có quan điểm trái ngược cũng không hề im hơi lặng tiếng…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top