Nỗi niềm âu lo khôn ngoan

Lo lắng, ngại sợ bị phiền nhiễu có thể được hiểu trong bối cảnh thật hết sức tự nhiên. Tất thảy thông qua làn da, chúng ta thấm thía từ thông điệp chuyển gửi của hệ thống thần kinh báo cho biết điều gì đó không ổn.

Nếu bất kỳ phần nào trong cơ thể chúng ta quá nóng, quá lạnh, bị va chạm mạnh hoặc châm chích ghê gớm thì chúng ta sẽ tri nhận như sự đau đớn. Cơn đau không thuần túy là thông tin trừu tượng; phụ thuộc vào độ căng thẳng, nó túm bắt sự chú ý của chúng ta. Không thích thú cơn đau, hầu hết thời gian chúng ta làm bất cứ điều gì khả thể đặng giải thoát khỏi cơn đau càng nhanh càng tốt và điều ấy hầu luôn luôn là câu trả lời đúng đắn, chí ít nhằm tránh bị gây hại.

Song có những trạng thái mà cơn đau không thể hiện chức năng như dự tính, nó kéo dài lâu hơn lúc vết thương đã lành, hoặc khi khó làm thuyên giảm, êm dịu đi được. Các trạng thái đau đớn trường diễn kiểu thế đòi hỏi một đáp ứng cách khác, vì giờ đây tín hiệu gây hại là lầm lạc rồi.

Quan ngại và âu lo có thể rất giống với con đau thể lý. Ở tầm mức nhất định, con người ta có thể cảm nhận không chỉ những gì đang xảy ra trong hiện tại mà còn có thể cảm nhận cả cơn đau tương lai, nhờ khả năng tưởng tượng, dự đoán và cân nhắc hậu quả…

Lo lắng giúp chúng ta bớt nhẹ nguy cơ tương lai, tựa cơn đau khiến mình tránh bị thương thêm nữa. Và, giống cơn đau thể lý, lo lắng cũng gây ác cảm. Chúng ta không thích điều kinh hãi của sự bất hạnh cơ chừng sắp đổ ụp xuống; chúng ta muốn rời xa không chỉ tương lai kinh hoàng mà cả khoảnh khắc hiện tại gây nỗi niềm u ám. Lo lắng còn bỏ lơ mục đích, và quấy rầy chúng ta về các sự kiện sắp đến là bất khả hoặc không thể thuyên giảm được, giống như cách cơn đau mãn tính khiến chúng ta nghĩ rằng chẳng lợi lạc gì.

… Đôi khi, mọi chuyện chỉ cần một từ, một ý nghĩ, hoặc một cảm giác là đủ bao vây tâm trí và nhúng chúng ta vào một trải nghiệm, như thể mình đang xem bộ phim kinh dị bằng công nghệ 3D sắc nét, sống động vậy. Thưc tế, nếu lượng giá các âu lo cùng các tiêu chuẩn như đánh giá phim ảnh, chúng ta sẽ dần nhận ra chúng là thứ phim khủng khiếp chẳng đáng xem. Nếu các nỗi lo âu của chúng ta là các bộ phim, mình sẽ rời khỏi chúng trước khi cảnh đầu tiên kết thúc, bởi vì chúng đầy vẻ mờ ám và lặp đi lặp lại kinh hoàng, vô vàn bất hạnh đâu đâu, các vai chính vớ vẩn, và kịch bản nhiều lỗ thủng.

Trong những cơn đau dữ dội của nỗi âu lo, cần dành nỗ lực đích thực để tách biệt huyễn tưởng với thực tế. Tin tốt là chẳng mấy chốc, mình nhận ra ngay rằng nỗi niềm âu lo là phim tồi tệ, và mình lựa chọn ‘bước ra’; thậm chí hay hơn, mình hiểu bản thân không chỉ là khán giả ngồi xem các thứ phẩm mà mình cũng là tác giả kịch bản và đạo diễn. Điện ảnh hiện đại, như ở phương Tây, tạo cho khán giả cảm nhận rằng các anh hùng trong phim có thể chịu đựng khốn khổ xong rồi sẽ được minh oan, giải thoát vào đoạn kết; kỳ lạ nhất, phim ảnh trong đầu chúng ta thường chạy theo hướng các câu chuyện cổ tích Grimm nguyên bản mà chỉ tồn tại tí xíu hoặc chẳng hề có chút tẹo hy vọng nào trong đó. Trầm cảm và lo âu làm mên một đội ngũ khủng khiếp, khi trầm cảm gắng bảo ta kém cỏi hoặc không có khả năng đối phó trong khi lo âu gieo ném mình vào toàn các hoàn cảnh tưởng tượng thảm khốc; chúng cướp đoạt hy vọng của ta về tương lai.

Tại sao mình không cập nhật các kịch bản tinh thần theo các tiêu chí hiện đại? Khi lo âu chỉ là một bộ phim do mình đang tạo tác, tại sao không để bản thân tự đóng vai người hùng đang gặp thời cơ thuận lợi. Thực tế, khi xu hướng mình thường xuyên hạ thấp năng lực bản thân, tại sao không làm cho mình cao hơn và mạnh mẽ hơn so với thực tế? Cứ để mặc sự vụ thế đi, thay vì khiến chúng lớn lao hơn thì chỉ cần để chúng như thực tế là… Biết mình có các tiếp điểm tốt và xấu trong đời, và cho phép chúng tô vẽ trí tưởng tượng. Cuối cùng, để bản thân có cái kết tốt đẹp, và khi mình tái chế lại các bộ phim tinh thần theo cách ấy, nhận ra rằng lo âu chuyển sang đúng vai trò của nó là hệ thống khuyến cáo và lập kế hoạch giúp mình thoát khỏi rắc rối trước khi nó bộc lộ ra.

Thay hình chuyển dạng, biến hóa nỗi niềm lo âu vớ vẩn thành kế hoạch hữu ích là cách hiệu quả giúp vượt qua lo lắng. Cách khác là sống nhiều hơn với thế giới ngoài kia chứ không phải bận tâm cái trong đầu, cho phép phần còn lại trong ngày giành lấy nhiều mối quan hệ khác, sau khi chỉ định một khoảng thời gian nào đó là ‘thời gian lo âu.

Lựa chọn việc tập trụng, chú ý vào hiện tại là nơi chốn mình có thể gây tác động tích cực, khiến lo âu giảm đi tác dụng trong thế giới nội tâm. Đừng nên để nỗi lo âu vật chất hóa, và nếu mình bận rộn trong lúc đợi chờ vì đoán biết trước xui rủi, bất hạnh sẽ ập đến thì mình cũng không buộc phải, nhất thiết cần trải qua đớn đau, khổ sở ở đời.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top