Cảm thấy không thuộc về, bị cộng đồng tẩy chay: ê chề và đau đớn thực thể

Chuyện cô giáo Minh Hương (1993) bắt nữ sinh Phương Anh lớp 3 súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng, vì bé nói chuyện riêng, nối dài thêm danh sách những vụ bê bối của ngành giáo dục, góp phần làm thực trạng bạo lực học đường phức tạp đến độ Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa cấp tốc ký công văn về tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh trường học…

Trả lời phóng viên vào cuối giờ chiều qua, cô Hương liên tục khóc và nói mình rất ân hận. “Sự việc đã đi quá xa, không còn như lúc xảy ra ban đầu nữa. Để xảy ra việc là do tôi lỡ, vì kinh nghiệm của tôi trong các tình huống sư phạm chưa nhiều nên tôi mới xử lý bột phát như thế. Tôi nghĩ chỉ doạ cho con sợ để ngoan hơn trong giờ học chứ hoàn toàn không có ý ghét bỏ hay hành hạ con”, cô Hương vừa khóc vừa nói.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc chị nói sự thật đã đi quá xa không như ban đầu nữa cụ thể là thế nào, cô Hương đã từ chối kể lại chi tiết vụ việc.

Cảm nhận thuộc về cộng đồng là hết sức quan trọng vì cả sức khoẻ thể chất cũng phụ thuộc vào nó.

Sống ở đời, nói chung, mọi người đều cần cảm thấy mình thuộc về nơi chốn nào đó; đấy là nhu cầu cơ bản rất người. Khi chúng ta không cảm thấy mình thuộc về, các vùng thể hiện cơn đau thể chất ở não bộ kích hoạt. Nghiên cứu của William (2009) nhìn vào đáp ứng khi người ta bị bỏ rơi: đau đớn, đối phó, và nếu sự bị loại trừ, cô lập kéo dài thì xuất hiện trầm cảm và cảm thấy tuyệt vọng.

Như thể, khỏi cần bị bồ đá hoặc tan nát cuộc tình, ngay cả các cử chỉ vi tế như chằm chằm ai đó như thể họ không tồn tại dễ khởi sinh cảm giác bị tẩy chay. Thực tế, ai cũng ít nhiều trải qua song với một số người thì đấy là chuyện họ phải đương đầu mỗi ngày.

Bạn bè thân thiết và gia đình gần gũi có thể đem lại cảm giác thuộc về, song trong thế giới ngày nay, quan hệ giá trị không nên xem thường lại nằm ở sự kết nối với các nhóm xã hội lớn hơn thế nhiều. Và hẳn là chỉ số hạnh phúc tất bị ảnh hưởng, với các dấu hiệu thiết thực như thu nhập không đủ khả năng chi trả, sức khoẻ giảm sút, thiếu tính tự chủ để tự ra quyết định…

Như thế, cảm giác tổn thương cũng gây ra đau đớn thực sự về mặt thân xác, và não đáp ứng tương tự nhau việc ta bị chối bỏ và ta bị thương tích về mặt cơ thể. Câu trả lời cho mối liên kết khá lạ lùng này nằm ở khía cạnh tiến hoá của nhân loại: thời kỳ săn bắn- hái lượm, con người sống trong các nhóm nhỏ theo chuẩn tắc, bị tẩy chay khỏi bộ lạc đồng nghĩa chết chắc, vì chúng ta khó sống đơn lẻ lâu dài. Do đó, ngay từ buổi đầu ấy chúng ta đã phát triển hệ thống cảnh báo nếu mình gặp nguy cơ bị tẩy chay, và các dấu hiệu sớm nhất mang tính định mệnh là bị loại ra. Trải nghiệm những hình thức bị bác bỏ, từ chối, loại ra thế cung cấp lợi thế tiến hoá hết sức đau đớn, vì rốt ráo nó khiến người ta thay đổi hành vi ứng xử, vẫn kết nối với bộ lạc, và cố lờ đi để sống hết tháng năm dằng dặc trên đời.

Sự nâng đỡ và hỗ trợ xã hội, do đó, vô cùng cần thiết với những ai bị khiếm khuyết, nghèo đói, mới nhập cư,… đặc biệt bị phân biệt đối xử tàn tệ như cộng đồng LGBTQ, nhất là với những ai đang trải qua các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của các rối loạn, trục trặc tâm thần như tâm trạng bất ổn, thay đổi cách ghi nhận mọi sự, ám ảnh, sợ hãi, lo âu,.. Đừng quên, các rối loạn tâm thần và trục trặc về sức khoẻ tâm trí thì không loại trừ ai cả.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top