nghi thức xã hội

Phật Đản Sinh: Ngày Chiến thắng của Đức Phật, vui thay!

http://www.youtube.com/watch?v=ZDcGg1xiCig

Hà Nội, trời đổ mưa sau mấy ngày nắng nóng ghê gớm. Dễ thương ca từ của Trịnh đậm chất xưa cũ Huéen “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ“…

Hôm nay là ngày mừng đón Phật bảo (Buddha jewel).

Như mọi truyền thống tâm linh, việc lễ hội vui tươi trong đạo Phật thuộc khía cạnh ‘đời thường’: khía cạnh của nghi thức và thực hành hàng ngày; khía cạnh kia đề cập ‘tính triết lý’ thì có liên quan với sự hiểu biết sâu sắc hơn về lời giáo huấn, khuyên dạy.

Sự kiện các mùa lễ hội diễn ra vào mỗi kỳ trăng tròn (Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng) cho thấy nhu cầu chúng ta luôn cần duy trì sự hài hòa chính mình với thiên nhiên. Nó nhắc nhở rằng, cho dẫu tiến bộ mấy trên con đường ‘tiến hóa cao hơn’ thì chúng ta phải không được đánh mất sự tiếp xúc với những nhịp điệu miên viễn ở ‘tiến hóa thấp hơn’.

Ngoài ý nghĩa Wesak, ngày này tại Ấn Độ còn ám chỉ Buddha jayanti, khởi đi từ ‘jaya’ mang nghĩa ‘chiến thắng’; do đó, Buddha jayanti là dịp vinh danh chiến thắng của đức Phật.

Hết sức giản dị, câu trả lời chung nhất ở đây là Phật chinh phục Mara (the “Evil One’: nghĩa ‘đau đớn’, ‘phá hủy’, mang lại sự chết chóc và độc hại; do vậy, Mara là nguyên tắc của sự diệt vong) và sau khi đánh bại Mara, đạt được Giác Ngộ (Enlightenment).

‘Từng chút một’, trước chiến thắng vĩ đại của Đức Phật, có nhiều chiến thắng bé nhỏ hơn đã thành tựu.

Nói gọn gàng, chiến thắng đầu tiên của Đức Phật được mô tả là sự ‘Xuất Gia’ (the ‘Going Forth’) rời khỏi gia đình thành kẻ không nhà.

Bất kể các mô tả phức tạp hay sơ sài, những gì thực sự đã xảy ra là đủ đầy rành mạch: Buddha thành kẻ rời khỏi nhà; Ngài từ bỏ gia đình, từ bỏ nhóm. Tự thân Đức Phật từng nói rằng Ngài xuất gia ‘kháng cự với các ước muốn’ trong niềm than khóc tiếc thương không ngừng của bố mẹ Ngài. Điều này không thuần túy là sự rời khỏi nhóm về mặt vật lý mà nó mang nghĩa vượt qua các thái độ của nhóm và các điều kiện hóa nhóm tạo ra; là sự dấn thân, làm điều mình muốn thực hiện, tự mình suy tư và trải nghiệm mọi thứ, sống đời riêng và là một cá nhân (individual). Do đó, ‘Xuất Gia’ bỏ nhà thành kẻ vô gia cư là chiến thắng vượt qua sự ‘nội tâm hóa’ nhóm (“internalized’ group).

Cũng là một chiến thắng, một chiến thắng vượt qua sự tự mãn tâm linh và khao khát tâm linh khi thái tử Siddhartha tự mình trải nghiệm mọi thứ mà hai người thầy đã dạy sau lúc Ngài rời bỏ cung điện. Ngài là cậu học sinh rất giỏi, đã tiếp thu tất cả những gì được truyền thụ. Song Ngài biết vẫn còn điều gì đó ‘vượt trên’, điều gì đó cao hơn mà Ngài chưa nhận ra được, và Ngài muốn nhận thức…

Tiếp tục cuộc tìm kiếm một mình, Siddhartha quyết định sống trong rừng thẳm, cách biệt hẳn với bất kỳ chốn dân cư nào. Ngay cả khi đã đương đầu, trực diện và vượt qua nỗi sợ hãi khi sống một mình thì Ngài vẫn chưa đạt tới Giác Ngộ. Ngài trải qua những năm tháng cực đoan tột độ của sự tự hành xác (self-mortification), gần như suýt tử vong. Rồi Ngài đã bị 5 môn đồ sống cùng bỏ rơi ngay lập tức khi bắt đầu dùng thức ăn đặc trở lại. Lần nữa, Ngài lại ở một mình.

Và rồi sau rốt, cuộc tìm kiếm dẫn Ngài tới ngồi dưới cội cây Bồ Đề. Tai đây, Ngài đã chống cự và chiến thắng Mara– nguyên tắc của sự hủy diệt– và thành bậc Đại Giác Ngộ.

… Kỷ niệm Ngày Tam Hợp, có rất nhiều việc chúng ta phải làm dù không nhất thiết mang nhiệm vụ làm kẻ tiên phong theo cách Đức Phật từng trải nghiệm.

Song chí ít, chúng ta cần phải trở thành những chiến binh tâm linh (spiritual warriors) để tạo một nỗ lực vượt qua những gì Đức Phật đã vượt qua.

Có vẻ, đó là cách xứng đáng để vinh danh Ngày Phật Đản sinh và chiến thắng của Đức Phật.

Nhân tiện, mời đọc Thông điệp Phật đản của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và xem lại một thông điệp của đức Dalai Lama.

Vui thay!

Phật Đản Sinh: Ngày Chiến thắng của Đức Phật, vui thay! Read More »

Bên trong túi xách của nữ sinh viên Romania

Khởi đầu chuyện phim (2007) thật dật dờ trời ơi đất hỡi, với bối cảnh Romania ở thời toàn trị Nicolae Ceausescu (1987): nữ sinh viên dính bầu, trong khi đất nước cộng sản Đông Âu này khuyến khích công dân sinh nở ngõ hầu nâng cao tiềm lực kinh tế nên việc phá thai

Bên trong túi xách của nữ sinh viên Romania Read More »

‘Ví dày tiền và người thật hiền từ’– thứ thắc mắc trật đường rầy?

Wow, nhân tình cờ thử chơi một kiểu trình bày giao diện mới, tôi cũng chợt nảy sinh ý nghĩ rằng, tại sao người ta không thể vừa giàu có lại vừa nhân hậu, dễ thương và… (bạn tùy nghi điền thêm vào từ thích hợp) cơ chứ? Cơn cớ tinh nghịch ấy càng tăng

‘Ví dày tiền và người thật hiền từ’– thứ thắc mắc trật đường rầy? Read More »

Đám cưới của người đồng tính: quyền lợi chính mình không thể đợi?

[Thể hiện quan điểm của bạn bằng việc bầu chọn (Vote) ở cuối bài] Đám cưới của một đôi đồng tính nữ ở vùng đất mũi Cà Mau tiếp tục xới lên lật xuống khía cạnh pháp lý và tình người. Hai cô yêu nhau đã khá lâu, bị gia đình ngăn cản đã dọa

Đám cưới của người đồng tính: quyền lợi chính mình không thể đợi? Read More »

Người ăn thịt lờ tịt đi tâm trí của con vật bị giết

Hầu hết mọi người thích ăn thịt, thậm chí nhiều kẻ ruột gan quay quắt nếu thiếu đạm động vật mỗi ngày. Một con mèo rừng hôm kia bị nhà hàng dìm chết dưới hồ Tây để phục vụ thực khách khoái khẩu loài hoang dã quý hiếm. Có lẽ, tại mỗi bữa, ít khi

Người ăn thịt lờ tịt đi tâm trí của con vật bị giết Read More »

Làm sao ly dị mà vẫn giữ được lòng tự trọng, chân giá trị và không hiềm tị?

Dù các nam thanh nữ tú khi quyết định đi đến hôn nhân với nhau đều mang theo lời thề nguyền, cam kết chắc chắn như đinh đóng cột rằng ‘chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta’ song, đáng buồn thay, thống kê cho thấy nhiều cặp vợ chồng lần đầu đã kết

Làm sao ly dị mà vẫn giữ được lòng tự trọng, chân giá trị và không hiềm tị? Read More »

Scroll to Top