J. Soi (2): Câu liều khẩu hiệu

Nhan nhản khẩu hiệu (slogan) mà các trang điện tử kinh doanh thương mại và dịch vụ trong nước cố gắng bày ra bắt mắt nhất, suy cho cùng thì chúng phục vụ cho cái chi và mang ý nghĩa gì nhỉ?

Những công ty làm ăn thịnh vượng, nổi tiếng thế giới và chiếm thị phần áp đảo có vẻ tạo tác slogan như một dấu hiệu chứng tỏ là tổ chức họ to lớn, sẵn sàng tốn thời gian với cái món tào lao này và phí tiền kêu vang ầm ĩ về nó.

Mấy ai thực sự đọc slogan đâu. Không phải mọi thứ mình làm đều đích thị nhận được một đáp ứng; thực tế là hầu như chẳng có… Song mỗi một nỗ lực tựa như viên gạch bé xíu trên bức tường ý niệm– thậm chí, ngay cả khi nó cơ chừng câm nín và ngớ ngẩn, không gây chút cảm hứng nào.

Các slogan mang tính ngoa ngoắt và bịa đặt của chuyện thần thoại; với vài ba từ thôi, chúng nhất thống, truyền năng lượng và biểu đạt một nhóm giới, lớp người. Giỏi giang như các slogan đậm chất chính trị, những câu khẩu hiệu và biểu trưng (logo) thương mại thành công thường gọi mời một cái gì tương lai sẽ đến, điều gì ai đó khác có thể tiến hành và nhận lãnh trách nhiệm lấy, thể hiện một sự mãn hạn lâu dài hơn hẳn…

Một nghiên cứu lý thú phát hiện thấy, trong khi các logo thương mại khuyến khích một cách vô thức hành vi ủng hộ nhãn mác tiếp thị thì tác dụng của các slogan lại ngược lại và dường như đào sâu hơn sự kháng cự tự động.

Thời buổi suy thoái khó khăn, đa phần các tổ chức đều phải đương đầu với sự tàn tạ, suy giảm tuần tự không chút thương tiếc nên thật tự nhiên, khi họ cố gắng chỉnh sửa, vá đắp vấn đề với một cú đập mênh mông.

Liệu một chiến dịch quảng cáo đồ sộ, hoặc một slogan mới, hay thiết kế khác hẳn trang điện tử là các giải pháp đáng mong đợi?

Hầu hết các doanh nghiệp, công ty không thất bại một cách bi thiết, thảm thương; đúng hơn, điều đó diễn ra hết sức chậm chạp. Và việc câu liều khẩu hiệu càng thêm vớ vẩn mà thôi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top