Không giống nhau song đích thị lại chẳng có gì cách biệt

Đâu nhất thiết đấy là một trải nghiệm thú vị, khi chúng ta băng qua một nhóm người không giống mình.

Túi khôn dân gian vẫn bảo đại khái, thích hấp dẫn thích (chứ ai nỡ thù ghét nhau) nên chi thường là khi họ không thích chúng ta đó chính bởi vì họ không giống chúng ta.

Thay vì nhìn nhận sự việc một cách riêng tư, chúng ta để họ được là bản thân họ, chấp nhận mỗi người chúng ta được phép có những khía cạnh và ý kiến khác biệt. Khi chúng ta trao cho những kẻ khác sự tự do đó, chúng ta cũng tuyên bố nó với chính mình, phóng thích bản thân khỏi nhu cầu được sự tán đồng của họ đủ để mình có thể cống hiến năng lượng hướng tới các cuộc kiếm tìm đáng giá hơn.

Nếu thân mật là sự sát gần về mặt cảm xúc thì mọi cuộc giao tiếp mang tính thân mật đều chất chứa sâu đậm, dài rộng yếu tố học hỏi hòa trộn cả khám phá, tôn trọng, khiêm cung, sáng tạo và hợp quần.

Và việc biểu đạt của tình yêu ở đây được hiểu là thứ tình yêu của lòng từ bi, niềm vui đùa, tính thanh thản, và sự tử tế. Nó cho tiến trình tương tác giữa chúng ta với nhau một cơ hội ngõ hầu làm mới lại và tái tuyên bố các thành tố thâm trầm nhất trong chính cách chúng ta ứng xử, và các yếu tố kín đáo tối hậu bất ngờ của mối kết nối và chữa lành rất hiệu quả.

Rốt ráo, chúng ta nhất thiết phải dũng cảm thả bỏ các vai trò, thời khóa biểu, kỹ thuật, chẩn đoán, hoặc bất kỳ thứ gì che mờ chúng ta khỏi những người khác.

Viễn tượng mời gọi chúng ta hết sức hấp dẫn: một năng lực thấu cảm tâm linh là một năng lực cảm nhận rằng không giống nhau song đích thị lại chẳng có gì cách biệt; rằng đó là cảm nhận về tình yêu vô điều kiện, một biểu đạt vị tha, của tình yêu độ lượng ôm choàng sự thật gắn bó tất cả mọi người trong vòng tròn sinh tử: vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.

0 thoughts on “Không giống nhau song đích thị lại chẳng có gì cách biệt”

  1. Tác giả viết “phóng thích bản thân khỏi nhu cầu được sự tán đồng của họ đủ để mình có thể cống hiến năng lượng hướng tới các cuộc kiếm tìm đáng giá hơn“, phải chăng nghĩa là việc rời bỏ một mối quan hệ nào đó khi nó không thích hợp cũng là điều bình thường? Điều đó có trái ngược với “cơ hội ngõ hầu làm mới lại và tái tuyên bố các thành tố thâm trầm nhất trong chính cách chúng ta ứng xử” không?

    Cảm ơn tác giả!

    1. Bạn Song Dung (“Sống Dũng”: thành phần thuộc bộ ba ‘bi – trí – dũng’?),
      hồi âm cùng bạn trong trạng thái lòng tự dặn lòng rằng chưa chắc mình cảm nhận thật đúng đắn và sâu sắc suy tư của bạn.

      Hiện tại, tôi nghĩ, bản thân không đủ cả độ hiểu biết lẫn thẩm quyền nên chẳng có câu trả lời dứt khoát cho thắc mắc ‘bình thường hay không việc rời bỏ một mối quan hệ nào đó khi nó không thích hợp’– ngay cả khi nhận ra nguồn cội logic nảy sinh quan điểm này.

      Thông lệ, khởi đi từ nội tâm, người ta vẫn ít nhiều quen đánh giá và nhìn thấy theo điều người ta muốn. Nôm na nghĩa tôi muốn diễn đạt trong bối cảnh đoạn văn bản đang đề cập: hãy cẩn thận và coi chừng việc mình do muốn được ưa thích (và/ hoặc sợ bị phủ định, chối bỏ) sẽ khiến ta, vô hình trung, đánh đồng bản thân hoặc xớ rớ giá trị rồi đứng hẳn về phía họ, hay ba phải mà tha hóa lúc nào không biết luôn… Kỳ vọng một tâm thế trong suốt, thích đáng và trung thực (congruence) ở đây.

      Với câu hỏi tiếp theo của bạn, việc đưa ra ý kiến của tôi khá rõ ràng, thuận lợi và ngắn gọn hơn hẳn: không (trái ngược). Ngoài tiêu đề bài viết đã xác quyết tính liên thuộc, cần nói thêm chút thôi về bản chất phát triển, đảm bảo nuôi dưỡng lành mạnh của mọi mối quan hệ: tương tác, dấn thân, sống động, duy nhất và mới mẻ, không bao giờ lặp lại.

      Nếu tôi đã hiểu sai ý bạn, làm ơn phản ánh để bản thân điều chỉnh lần nữa câu cú thể hiện Song Dung nhé.

  2. Ồ, tác giả đã giải thích rất cặn kẽ. Bởi vì tôi chỉ muốn hỏi ý nghĩa của đoạn thứ ba trong ngữ cảnh bài viết thôi cho nên câu trả lời này của anh làm tôi thấy thỏa lòng lắm rồi! Cảm ơn anh. (Sống Dũng)

Leave a Reply to Song Dung Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top