Tác động xã hội, tâm trí và loạn thần: những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ khi đọc sách, báo

Một bài báo đáng đọc, về vai trò tác động của môi trường xã hội đối với người mắc Tâm thần phân liệt (Schizophrenia, TTPL), bao gồm cả ảnh hưởng thái độ và hành vi của những người khác nữa.

Ý tưởng cơ bản: bộ não không thao tác cách biệt, cô lập; nó cùng xem thân xác như một toàn thể, xuống đến họat động ở những tế bào xa xôi nhất. Chúng ta không ngừng đáp ứng và tương tác với các môi trường xung quanh.

Dẫu có thể giữ vai trò quyết định trong điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt các trường hợp nghiêm trọng, song thuốc men không phải là tất cả và không thể giải quyết được mọi vấn đề. Tương tự, việc chụp quét sóng não và đánh dấu các mẫu hình kích họat não bộ. Những gì chúng bảo cho tôi biết về một cái gì như là bạn đây? Suy nghĩ, mơ mộng và trải nghiệm thế giới theo cách bạn tiến hành?

Tác giả Luhrmann viết:

Sâu xa chúng ta là những tạo vật xã hội. Thân xác giam nhốt, chế ngự chúng ta, song các tương tác xã hội mới tạo nên chúng ta.

Chúng ta không thể hiểu biết đủ đầy về nhau, song tại sao cứ vờ như chẳng biết được gì rốt ráo tách ra khỏi những phẩm chất khá giả tạo?

Nội dung R. Laing trình bày trong cuốn sách của mình là một sự thấu thị về tâm lý trị liệu– nơi mình không buộc phải gắng sức đầy thúc ép nhằm làm người ta “bình thường” (bất luận những gì bình thường xảy đến với một xã hội nào đó) song là làm một người hướng dẫn họ, và nghe đích thực những gì họ nói về trải nghiệm của bản thân– thay cho việc chẳng ngừng xua đuổi nó để thành ra một tập hợp các triệu chứng.

Một vài điểm xuyết vội vàng về cuốn sách hấp dẫn của Laing:

1) Chúng ta sống trong một xã hội mà không thực sự thu nhận chuyện tồn tại của một “thế giới nội tâm’ phức tạp của những giấc mơ/ tưởng tượng/ huyễn tưởng, v.v… mang bất kỳ ý nghĩa tí ti chi nên ra đời những năm 1960, cuốn sách vẫn còn thích hợp với thời buổi ngày nay.

(“Thế giới nội tâm” được đặt trong ngoặc kép, bởi vì các ranh giới mập mờ giữa những gì xảy đến trong đầu và thế giới bên ngoài kia– thậm chí, các tri giác căn bản về thế giới bên ngoài được lọc lựa thông qua bộ não, và các suy tư lẫn các tiến trình tâm thần của chúng ta làm biến đổi cách thức chúng ta tri nhận thế giới, những gì chúng ta dự tính thực hiện, những gì ghi nhớ, v.v… Laing tạo một điểm tương tự về chuyện chẳng có gì ngăn cách rõ ràng giữa nội tại và ngoại giới.)

2) Chúng ta nhìn người bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần như loại kém cỏi hơn và thuộc Tha Nhân/ Kẻ Khác; những chuyên gia sức khỏe tâm thần tiến hành tốt nhất sự khuất phục và chỉ định thuốc cho họ, thay vì khám phá và hiểu biết viễn tượng của bệnh nhân.

3) Chúng ta không thể trợ giúp con người phát triển thịnh đạt nếu không nhìn nhận họ là các cá nhân bị vướng víu, lúng túng trong các quan hệ với những người khác và trong tương tác với xã hội, các thiết chế và nền văn hóa.

Làm tâm trí quá chừng khiếp hãi

Phong cảnh tâm trí chúng ta có thể là nơi đáng sợ. Dù nó cũng tươi đẹp, tinh tế song lại không dự đoán nổi, mãnh liệt và kinh khủng.

Laing trích dẫn người từng trải qua– và cơ bản thường trộn lẫn– với các giai đoạn loạn thần khiến họ cảm thấy mình đang du lịch lùi lại thời gian, tiếp chạm vào các chiều kích và bình diện khác nhau của sự tồn tại, gặp gỡ tình cờ các sự thật cốt lõi về đời sống được thể hiện dưới dạng siêu việt, vượt thoát và vô cùng tràn ngập. Ứng biến với việc đối đầu các thấu thị và kỳ quan, người ta có thể dễ dàng đánh mất bản thân trong lãnh địa tâm thần dường như vô giới hạn này, kèm theo các cảnh bóng tối và hoảng hồn nữa.

Cho dù họat động tâm thần trần tục hơn thì nó cũng gây cảm hứng đáng sợ, chẳng hạn, các thao tác sáng tạo hàng ngày: lấp kín một trang giấy trắng với câu chữ và hình ảnh. Chúng đã đến từ đâu? Những gì đích thị là sáng tạo và cảm hứng? Hơn thế, nhiều tiến trình tinh thần cơ bản xảy ra ở dưới thấp so với nhận thức của chúng ta lại đang dẫn dắt các quyết định và hành động.

Laing khái quát về con người trong xã hội hiện đại bị tha hóa, mà cách thức chúng ta tiến tới việc biết mình là ai và tại sao mình chọn lựa hành động như mình thực hiện khi quá nhiều họat động của bộ não thì cần thiết được tỏ lộ bên dưới các lưu ý, ghi nhận?

(Bảo “cần thiết được” bởi vì chỉ với tí chút chúng ta có thể tham dự và lưu ý tại bất kỳ thời điểm nào– trong khi não chúng ta đang tích lũy, phân xếp, xử lý hàng đống thông tin về thế giới và còn thích hợp với những gì đang xảy đến với những ký ức về các sự kiện trước đây.)

Không phải đang cố biện hộ cho một tư thế xua đuổi chính mình như điều bất khả và bỏ mặc ở đó, song những gì mang nghĩa rằnghiểu biết chính bản thân mình“?

Vì lý do chưa rõ, các họat động của bộ não gây ra “tâm trí” (“the mind”)– ý thức, tưởng tượng, trực giác, lý tính, sự hợp lẽ, các hồi tưởng, v.v… Điều đó thật kỳ lạ và huyền bí, và những gì huyền bí có thể tạo nên sự kinh sợ.

Muốn nghiền nát tâm trí

Laing phản đối những giải thích về họat động tâm thần và “bệnh tâm thần” (“mental illness”, một thuật ngữ mà ông chẳng hề muốn dùng) chỉ tập trung vào các hành vi bên ngoài hoặc nhìn nhận con người như các đơn vị tách biệt.

Những ngày này, không ít cá nhân giảm thiểu, thu hẹp các sản phẩm thuộc hoạt động của tế bào hoặc bản năng động vật trong nỗi niềm hối thúc của tiến hóa. Mọi thứ khác thì được đối xử quá ồn ào hoặc giải thích một cách láu lỉnh.

Đọc tác phẩm của Forster, có một đoạn nhắc nhở khuynh hướng vừa nêu: chà phẳng những gì là phức tạp của tâm trí và giả vờ như sự lộn xộn của nó là vô nghĩa (một cuộc cãi vã om sòm):

Tuy vậy, Lucy đối diện với tình huống hết sức can đảm, như hầu hết chúng ta cũng vậy, cô chỉ đương đầu với tình huống một khi nó bao vây cô. Cô không bao giờ soi mói chòng chọc vào những thứ trong lòng mình. Hễ lúc nào có những hình ảnh kỳ cục nổi lên từ đâu đó thẳm sâu, cô đổ tại trạng thái thần kinh kích động… Đôi lúc cô khốn khổ bởi ‘những thứ chẳng ra gì cả ở tận đẩu tận đâu và nghĩa là cô chẳng biết điều chi’. Bây giờ Cecil lý giải tâm lý cho cô vào một buổi chiều ướt át, và hết thảy phiền muộn của tuổi trẻ trong một thế giới bất khả tri đã có thể bị tống khứ đi rồi.

Tâm lý học (và tâm thần học) có thể được dùng, và vốn quen được dùng, như cách thức làm tối tăm, mờ nghĩa sự tự hiểu biết và không chú tâm tới con người. Những kiểu phân loại bệnh lý mang tính tâm thần như vậy đặc biệt dễ gây tổn thương trong khi được ứng xử theo các cách phi nhân: tống thuốc và giam hãm các cô gái, lạm dụng quá mức chiêu bài điều trị, và cho rằng họ không đủ khả năng để tri giác đúng đắn thực tại và trải nghiệm mang đầy ý nghĩa.

Cách tiếp cận sức khỏe tâm thần này chẳng qua là lối thể hiện khác cho việc gạt bỏ, xua đuổi nỗi kinh hoàng trước tính phức tạp của tâm trí– thay vì nỗ lực hiểu biết và làm việc với mỗi cá nhân như một con người;  điều cần gắng sức và có ao ước dám đương đầu với khả năng bị tổn thương và nỗi đớn đau của chúng ta, tình trạng nan đề gây bối rối, và những trải nghiệm dễ thương về cuộc đời– chí ít thì chấp nhận chúng tồn tại và chúng không hề vớ vẩn, vô nghĩa chút nào.

Thảng hoặc, Laing lãng mạn hóa các giai đoạn loạn thần và tiềm năng của chúng trong việc khám phá tâm trí, song chính là ông đối trọng với các cách tiếp cận khác phủi sạch toàn bộ mớ rác rưởi của tâm trí, giết chết sự tự ý thức, và xua đuổi tính thân mật giữa con người với nhau.

Một điểm Laing cứ không ngừng trở đi trở lại– và nó quả thật đáng giá như thế– là khi con người ta trải nghiệm thế giới theo những cách được phân loại, sắp kiểu thuộc “bệnh tâm thần” (tùy cá nhân, anh/ cô ta có thể không đích thị bị bệnh, chỉ bị gán nhãn vậy thôi), họ không hề trải nghiệm bệnh tâm thần của mình như sự xa rời mọi người, mọi vật.

Những mối quan hệ liên nhân cách của họ và xã hội mà chính họ đang sinh sống có một tác động ghê gớm tới diễn tiến bệnh lý, các biểu hiện của nó, tới tiềm năng hồi phục và thích nghi với đời sống hàng ngày, và bất luận thế nào đi nữa, họ được chấp nhận như một con người– thay cho một tình trạng lúng túng và một sự nhắc nhở khó chịu về cách thức tâm trí nhảy nhót vượt trên hẳn sự níu chạm của các nhãn mác và sự kiểm soát của con người.

Nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ

Cuốn sách của Laing không thực sự phân tích chi tiết những thay đổi trong điều trị như vậy sẽ tạo được thành tựu thực tế ra sao.

Quan điểm chủ đạo của Laing về một xã hội trong đó con người ta bị tha hóa khỏi bản thân và người khác, song không rõ ràng sự thay thế ông đề xuất: ví dụ, những gì là một xã hội, theo quan điểm của ông, liệu sẽ cải thiện hơn về mặt sức khỏe tâm thần và chấp nhận sự khác biệt của các trải nghiệm cá nhân?

Tất cả các xã hội đều dựa trên những thỏa hiệp giữa các cá nhân và cùng đồng thuận tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Những gì về các quan hệ riêng tư– một mối quan hệ bố mẹ – con cái lành mạnh, chẳng hạn? Không trực tiếp, Laing chỉ nói rằng, các tiềm năng phụ huynh “sát thủ” khác nhau với con cái của họ và khuôn theo các đặc thù mang tính xã hội. Nếu Laing đúng, điều gì thực sự ổn thỏa đây?

Laing cũng chỉ ra một vài minh chứng ấn tượng trong quá khứ hoặc ở một số nền văn hóa có thể khám phá các trạng thái tâm thần khác nhau (thông qua các loại ma túy, kiêng khem chay tịnh, v.v…) song con số liệu có được bao nhiêu? Thi thoảng các họat động của họ là thương vụ, khi thì được tôn sùng, song lắm lúc họ bị đánh giá là nguy hiểm hoặc lầm lạc.

Một người Laing có miêu tả trong sách đã trải qua giai đoạn loạn thần vẫn không bị làm sao nói rằng, thế giới trở thành bức tranh minh họa dưới nhiều phương thức mới mẻ, thậm chí ngay cả khi anh ta tiếp tục đời sống hàng ngày với những bộ mặt giả dối và che đậy của chính nó. Mở rộng ra, liệu có một trải nghiệm siêu việt hơn của thế giới đồng tồn tại với đời sống hàng ngày vốn là những tương tác thấp tè, bé nhỏ hơn nhiều?

Rốt ráo, Laing đặt để một điểm quan yếu: nếu xã hội chúng ta quá sai lệch, trục trặc về mặt chức năng thì tại sao chúng ta vẫn muốn thích nghi với ý tưởng rằng chức năng tâm thần của nó là bình thường?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top
Scroll to Top