Câu chuyện bị xâm hại thời thơ ấu: niềm đau chôn giấu, bí mật mang theo, và sự trợ giúp chuyên môn

Những vụ việc cưỡng hiếp cũng như tội ác xâm hại tình dục nói chung thường luôn diễn ra phức tạp và chứa nhiều sắc thái.lắm khi khó tóm bắt đủ đầy, chính xác.

Dạng trả lời phỏng vấn kiểu này khá dễ khiến thiên hạ thêm phần định kiến về chuyên môn tham vấn/ trị liệu tâm lý cũng như quá chừng thứ sinh động liên quan đến câu chuyện đang bàn không ngừng xuất hiện trong thực tế lại bị đơn giản hóa do thiếu vắng nền tảng tiếp cận bài bản.

Việc điều trị tâm lý phải hướng đến chuyện giúp các em coi chuyện bị cưỡng hiếp ấy chỉ là một kỷ niệm buồn, chứ không phải là sự kiện làm thay đổi đời em. Kỷ niệm buồn ấy có thể quên đi. Các em có thể lớn lên, lấy chồng lấy vợ bình thường, nhưng nếu cha mẹ làm không khéo thì vết thương ấy bị khoét rộng ra, làm tổn thương các em nhiều hơn. Câu chuyện sẽ được truyền từ nhà này sang nhà khác, từ người này sang người khác, cứ lan rộng ra thì các em khó có khả năng hàn gắn được vết thương.

Trước hết, có một câu hỏi cần nghiêm túc đặt ra ngay: liệu tôi có thể thoát ra khỏi các ký ức đau buồn và tồi tệ, nói khác đi, lám sao tôi có thể khít khớp bản thân trở lại mà không cần phải đi tham vấn/ trị liệu tâm lý không? Và bằng cách nào tôi phơi mở các ký ức, niềm đau chôn giấu bấy lâu rồi phát hiện thấy điều đích thực từng xảy đến với tôi?

Thực tế, nhiều kỹ thuật được chứng thực đảm bảo độ tin cậy trong việc giải quyết với những nỗi niềm khủng khiếp liên quan đến sang chấn thể lý và cảm xúc. Một trong những phương pháp hiệu quả là tiến hành những gì thôi thúc mãnh liệt phải thực hiện nó bất kể thế nào, tức là, nói ra với ai đó. Khi người ta “kể câu chuyện đời họ” bằng những câu chữ riêng tư, với nhịp điệu đặc thù và chấp nhận lắng nghe thì việc ấy không những cho họ cơ hội thoát ra mà còn là phương tiện giải mẫn cảm chính bản thân họ trước vô vàn nỗi niềm khốn khổ gắn dính với các ký ức đau thương. Tên gọi cho kỹ thuật này là “xử lý nhờ kể ra” và nó dễ biểu tỏ đàng hoàng dưới dạng ai đó ước mượn được một đôi tai không định kiến hoặc làm việc với chuyên gia. Đôi khi, mình phải kể đi kể lại câu chuyện vô số lần, tốt nhất với ai đó mình tin tưởng, nhằm giải quyết thật hữu hiệu tất cả mọi cảm xúc đeo bám để rồi cảm thấy thuyên giảm, buông bỏ được nỗi đớn đau.

Cũng nên khuyến khích người ta bước từng bước phù hợp để duy trì sự tự tin rằng mình có thể vượt qua nỗi đau chấn động. Kỹ thuật này hữu kiệu ngay cả khi không có ai mình tin tưởng hoặc người muốn nghe mình tâm sự. Điều quan trọng là kể câu chuyện và ước muốn thôi thúc nói về cái tên xấu xí cứ cứ nghẹn nơi cổ họng mình bấy lâu. Càng kể câu chuyện và cho phép bản thân thoát ra khỏi cảm xúc kết nối với nó thì mình càng tuần tự giải mẫn cảm với nỗi đau gắn chặt luôn theo cùng.

Liên quan với sự vụ này, cần biết rằng không có lĩnh vực nào của tâm lý bị trở thành đối tượng soi mói cho bằng chủ đề tiết lộ, khởi động lại ký ức kiềm nén bấy lâu.

Ký ức giấu che không phải là trạng thái mất trí nhớ (amnesia): ký ức bị thất lạc do một số hư hỏng các trung tâm ký ức ở não bộ; hơn thế, giấu che ký ức được nhìn nhận như là một dạng chiến lược phân ly nhằm tách rời, không tạo nên kết nối giữa tâm trí ý thức của người ta với điều gì đó quá khủng khiếp hoặc đớn đau nếu lưu giữ, ghi nhớ nó trong đầu.

Một số nghiên cứu cho thấy, các ký ức được “vén màn” không đáng tin cậy thường là loại được diễn ra trong tiến trình trị liệu thông qua khả năng “ám thị, gợi ý” của nhà trị liệu. Vì thế, mình không nhất thiết cần đến trị liệu để chỉ mà phơi tỏ các thứ bị kiềm nén, giấu che. Những gì cần thiết là ở trong bầu không khí cho mình cảm thấy an toàn và tin cậy đủ để kết nối với các cảm xúc và ký ức của bản thân. Mình cũng không nhất thiết cần đi trị liệu để chữa lành hoặc giải quyết với sự sút giảm bất thường tình dục sau này (nếu có). Điều mình cần tính đến là sự thành thật với chính bản thân về bản chất của các mối quan hệ và những gì mình tin tưởng phải tạo ra sự khác biệt đặng làm cho các khía cạnh về mặt tình dục, cảm xúc và thân mật lành mạnh hẳn lên.

Thực tế, nếu thời gian càng lùi xa thì khá khó khăn để phân biệt một ký ức đích thực từng bị giấu che với cái giờ đây có thể được phục hồi từ ký ức giả tạo… Rốt ráo ra, tuy thế, tham vấn/ trị liệu tâm lý vẫn có thể là ý tưởng tốt, đặc biệt khi làm việc với một chuyên gia trong lĩnh vực mình vướng mắc cần giải quyết; một nhà trị liệu được đào tạo bài bản có thể giúp mình xử lý để thoát ra khỏi những ám ảnh theo cùng năm tháng.

Những người sống sót sau khi bị cưỡng hiếp, nhất là trẻ em, không ngừng tìm cách để đối phó với cơ thể họ, và chuyện tình dục sau đó thường là khoảng trống mù mờ về thông tin và dịch vụ hỗ trợ. Xét về mặt giới thì hầu như tất cả nữ giới từng bị cưỡng hiếp đều thổ lộ về ảnh hưởng họ phải chịu đựng liên quan đến cơ thể họ và chuyện quan hệ tình dục sau đó. Những từ như “cô đơn”, “lạc lõng”, “xa lánh”, “bối rối” và “cách biệt” cứ lặp đi lặp lại sau các cuộc trao đổi chứng tỏ điều ấy.

Đây cũng là lúc cần hiểu biết về những sự khác biệt giữa bị cưỡng hiếp hồi thơ ấu và thời đã lớn.

Thường người ta có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân nguyên do khiến đối tượng bị cưỡng hiếp (trẻ trung, hấp dẫn, ăn mặc hở hang, trông khêu gợi, uống bia rượu ngà ngà, ở một nơi kín đáo, không tuyên bố rõ ràng hoặc bày tỏ sự tán đồng, v.v…) Tuy thế, rất khó khăn để đổ tội cho một đứa trẻ, nhất là khi cháu còn bé tí, về chuyện cưỡng hiếp vì chúng ta thường hay nhìn nhận trẻ em không phải là đối tượng quan hệ tình dục, hoặc không có đủ khả năng kiểm soát trước một số tình huống, điều kiện nhất định. Có vẻ loạt bài báo trên tờ Thanh Niên tiếp tục minh họa cho cảm giác giận dữ của người đời trước chuyện một đứa bé bị xâm hại, lạm dụng. Kẻ lạm dụng trẻ em dù dưới bất kỳ hình thức và kiểu dạng ra sao thì thảy đều bị đối xử tồi tệ ngay cả trong trại giam vì các phạm nhân trong tù cũng không ưa thích hoặc chấp nhận họ.

Có một số điều khác biệt có thể chỉ ra giữa trẻ em và người lớn. Thứ nhất, cơ thể trẻ em nhỏ bé hơn nên thường dễ bị tàn hại lớn hơn về mặt thể lý. Thứ hai, trẻ ít có trải nghiệm về thế giới và cuộc đời nên khả năng chống đỡ của chúng thấp hơn hẳn người trưởng thành. Ví dụ, nếu mình biết đa phần đàn ông là những gã tử tế và lịch sự thì mình sẽ khó mà kết luận đấy là tất cả đàn ông đều thô lỗ và bạo lực. Thứ ba, các xã hội nói chung thường tin rằng người lớn có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, không được làm hại chúng; do đó, cảm giác bị phản bội khi biết trẻ em bị cưỡng hiếp hiển nhiên là lớn lên rất nhiều. Cuối cùng, trẻ em không có đủ cơ hội để phát triển các kỹ năng đối phó, do đó, năng lực giải quyết các cảm xúc bản thân của chúng thấp hơn so với người lớn. Tuy thế, dẫu các khác biệt và sự kiện mọi người muốn bảo vệ trẻ em, không nhất thiết rút ra kết luận logic rằng người lớn sẽ tự vượt qua được hoặc nên biết cách để bảo vệ chính bản thân mình.

(còn tiếp, tiệp dịp viết sau)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top