Thiền tập như một hệ thống

Cách tiếp cận mang tính hệ thống đối với việc tập thiền (meditation) chắc chắn đem lại nhiều lợi lạc hơn hẳn so với các kiểu tiến hành ít quy củ, thiếu tổ chức chặt chẽ.

Thử hình dung một danh sách ngắn để lý giải tại sao.

Một hệ thống thiền tập (phát triển) thì…

  • 1. Có khả năng lặp lại.
  • 2. Được cấu trúc/ xác định rất rõ ràng.
  • 3. Học viên và người hướng dẫn, giảng dạy có thể so sánh tiến bộ và kết quả.
  • 4. Các thuật ngữ và khái niệm dùng nhất quán, đủ để giải thích, thấu hiểu và so sánh tiến bộ/ kết quả.
  • 5. Tính độc lập của vị thầy/ sư phụ; cho dẫu bậc thầy có mất đi sau đó thì hệ thống vẫn vận hành được. Nói khác, nó ít phụ thuộc vào ‘con người’ mà nghiêng về sự vận dụng của hệ thống.
  • 6. Tự thân hệ thống có thể được nhìn nhận như vị thầy (tựa Đức Phật tôn kính Pháp là vị thầy của Ngài vậy).
  • 7. Một hệ thống có thể được giảng dạy và phân xếp thật dễ dàng; chí ít xử lý ổn hơn so với việc kế thừa đặc thù từ nhân cách của vị thầy.
  • 8. Một hệ thống cần có yếu tố khoa học: giống như một thục nghiệm ai đó có thể thử lại hết sức thành công.
  • 9. Một hệ thống lôi cuốn người học: con đường được sắp đặt rõ ràng, nhiều học viên khóa trước có thể trợ giúp và xác lập con đường. Tiến bộ tạo nên từng bước và có thể so sánh với người khác.
  • 10. Các vị thầy của hệ thống thế có khả năng đánh giá tốt tiến bộ của mỗi học viên dựa trên kinh nghiệm của họ với cùng bộ hướng dẫn tương tự cho những người trước… Điều này làm giáo viên giỏi hơn và hệ thống càng thêm tinh tế.
  • 11. Hệ thống tốt lên, càng tường tận tỉ mỉ và vị hướng dẫn càng dễ dự liệu, đoán biết cũng như đánh giá tiến bộ của người học.

Cần lưu ý, điều diễn giải trên không hề biện hộ cho bất kỳ hệ thống thiền tập Phật giáo riêng biệt nào. Xem các kinh có thể nhìn ra cách (các) hệ thống được đặt để suốt thời Đức Phật. Và ngay cả một phương pháp luận nào đó cần thiết cho phép các biến thể dựa vào tính cách của hành giả thì chuyện ấy cũng có thể được tiếp cận một cách hệ thống.

Dĩ nhiên, khi dạng hệ thống ấy dần chỉ còn được ghi nhận qua giấy tờ và chết héo (không có sự truyền thừa, tiếp nối) thì thật khó khăn để phục hồi nó đúng như những ‘câu chữ’ vốn dùng ghi lại. Và người ta có lý do biết ơn một số hệ thống thiền tập xác thực trong vài thập niên trở lại đây như phương pháp Goenka, Mahasi, v.v…

Năng lực cải tiến của các hệ thống thiền tập này sẽ trở nên sành sỏi với các hướng dẫn (sau khi lão luyện về chúng) và nhờ cập nhật dựa trên trải nghiệm của người học các hệ thống này, và mối quan hệ của chúng với các lời chỉ dạy rõ ràng Đức Phật tất càng thêm ý nghĩa cho những ai theo đuổi…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top