Đặt câu hỏi trong tham vấn buồn đau, sầu khổ vi tế

12271277_749431878494749_342457884_o
Vắng người mùi áo nhớ thay, bóng tan nhỡ giấc đọa đày hằn in…

Thấy ai đó lọ mọ kiếm tìm trên blog Tâm Ngã theo từ khóa ‘mẫu câu nói hay trong tham vấn’…

Dưới đây là cách đặt câu hỏi trong tham vấn buồn đau, sầu khổ vi tế được dùng khi lượng giá và góp phần giúp thân chủ dễ dàng biểu đạt cảm xúc hơn, một thành phần cốt yếu thuộc tiến trình trị liệu. Các mẫu câu hỏi kèm mục đích đề ra sẽ thể hiện rõ ràng quan điểm vừa nêu.

*Các câu hỏi:

  • “Liệu cô có thể kể cho tôi nghe về cái chết?”
  • “Điều gì đã xảy ra hôm đó thế?”
  • “Cô ở đâu khi nhận được tin mất mát?”

Mục đích:

Các câu hỏi này mở ra chủ đề về buồn đau, sầu khổ và tạo cơ hội để người chịu tang nói về sự mất mát; việc ấy cũng cung cấp thêm thông tin liên quan tới bản chất và hoàn cảnh của cái chết (bất kể đã lường trước hay bất ngờ xảy đến). Chối bỏ và các cơ chế phòng vệ khác sẽ bắt đầu xuất hiện. Cảm xúc tội lỗi và giận dữ cũng khởi lên bề mặt. Chứng tỏ người chịu tang miên man nghĩ về đầy cảm xúc…

*Các câu hỏi:

  • “Liệu có thể kể cho tôi nghe về người cô từng yêu thương?”
  • “Cô đã sống rất hòa hợp với anh ấy?”

Mục đích:

Các câu hỏi kiểu thế cho phép nhà tham vấn biết rõ hơn lịch sử người đã khuất và mối quan hệ với thân chủ. Trong những đáp ứng, nhà tham vấn nên lắng lòng trước thông tin ngụ ý chất lượng quan hệ, các kỳ vọng, nhu cầu, xung đột và vai trò đang khống chế sự biểu đạt cảm xúc.  Lịch sử cùng nhau với sự tương thích giữa nội dung và tình cảm sẽ là dấu chỉ rõ ràng của trạng thái yêu ghét mâu thuẫn và xung đột lẫn lộn.  Các cảm xúc đau buồn, sầu khổ có thể được coi như là giai đoạn tiến bộ thông qua tiến trình vật vã, tiếc thương.

*Các câu hỏi:

  • “Chuyện gì xảy ra khi người ấy mất đi?”
  • “Những chuyện vậy có ý nghĩa ra sao với cô, gia đình và bạn bè?”

Mục đích:

Các câu hỏi này tạo điều kiện tìm hiểu gia đình và các mẫu hình xã hội trong tương tác với người đã mất; nó bao gồm các yếu tố văn hóa- xã hội có thể ảnh hưởng tới tiến trình đau buồn. Tập trung chú ý vào sự giao thiệp sẽ giúp mình đánh giá mức độ chấp nhận của thân chủ về sự kéo dài mất mát.

*Các câu hỏi:

  • “Cô từng trải qua thời điểm khó khăn nào trước sự kiện mất mát này chưa?”

Mục đích:

Câu hỏi này giúp đánh giá chuyện đã xảy ra hoặc mới thêm vào gần đây dễ gây tác động tới sự đau buồn, sầu khổ, thương tiếc. Đặt câu hỏi kiểu thế có thể khám phá khả năng ‘bị tước quyền’ mà thân chủ đang phải chịu đựng.

Lời cuối, việc mất mát người thương yêu, thân thiết tác động tới mọi khía cạnh đời sống  cả hiện tại và tương lai của người ở lại, có thể phá vỡ nghiêm trọng sức khỏe tâm lý của họ nếu không được giải quyết đúng đắn và kịp thời.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top