Điều gì ngăn cản người ta không dám đề nghị để được giúp đỡ?

Hoa ngũ sắc hay đời em cứt lợn, biết ơn đời chẳng chấp một cái tên
Hoa ngũ sắc hay cây cứt lợn, biết ơn đời chẳng chấp một cái tên

Sau một giấc ngủ dài phó mặc cho thế gian biến sự diễn ra theo ý nó muốn, người ta có thể lắng mình nảy sinh ít nhiều suy tư thú vị và càng củng cố thêm động cơ thả bỏ giá trị bản thân, thậm chí, họ có thể dễ dàng trực nhận chính xác cái gọi là ‘bản thân’ í thiệt nào đáng nâng niu, gìn giữ.

Kỳ lạ thay, tại sao thiện hạ không đề nghị, hỏi xin để được giúp đỡ, hỗ trợ?

Thực tế, không ít vị yêu thích việc giúp đỡ tha nhân song lại hiếm khi muốn mình là đối tượng được người khác trợ giúp. Thậm chí, ngay cả khi sức mạnh đã giảm sút vào những năm tháng cuối cùng, vị ấy vẫn kiên định từ chối sự giúp đỡ của các thành phần, đối tượng khác mà điều ấy thường tạo nên trạng thái căng thẳng lẫn hụt hẫng, phiền muộn cho các thành viên còn lại trong gia đình, tổ chức, cộng đồng, v.v…

Cái lối ứng xử kiểu vậy quá dễ gây bực bội đi kèm với cái nhãn “ngớ ngẩn, cứng đầu”, dù kẻ trong cuộc cũng biết rằng bên dưới tinh thần nhất quán thực hiện hành vi này là một nhu cầu tách biệt nhằm kiểm soát bản thân và một nỗi sợ ngập tràn nếu nhỡ đánh mất đi cái khả năng đó. Phí tổn thể lý và tình cảm phải trả lúc về già, tuy thế, sẽ giảm bớt tác động khắc nghiệt lúc mình đề nghị được giúp đỡ.

Trải nghiệm và quan sát cá nhân có thể thấy rằng nhiều người nhận ra mình quá khổ sở khi đề nghị giúp đỡ, cho dẫu họ đang không đương đầu, giải quyết tốt được vấn đề. Bạn có xác định với trải nghiệm đó không? Những niềm tin nào bạn nắm giữ về bản thân và bạn nghĩ mình là ai trong quan hệ với những người khác sẽ góp phần lớn lao thiết lập hành vi, gồm cả trạng thái sẵn sàng, hài lòng đưa ra lời đề nghị được giúp đỡ nữa.

Có 3 lý do giải thích tại sao người ta không đề nghị để được giúp đỡ và các niềm tin ẩn bên dưới ủng hộ, tán trợ cho mỗi một lý do ấy.

  1.  Tôi không cần giúp

Tôi là ai trong quan hệ với những người khác?

  • Tôi mạnh mẽ
  • Tôi đứng đắn, chính trực
  • Tôi độc lập
  • Tôi không thể dựa vào bất cứ ai khác để làm công việc theo cách tôi muốn nó được hoàn thành

Sự thật, là tay siêu nhân cỡ mấy hay kẻ có mạnh mẽ đến nhường nào trong chúng ta thì thảy đều có thể cảm thấy bị stress, áp chế, thiếu thốn thời gian và mệt mỏi. Những lúc như thế, từ chối được giúp đỡ sẽ tạo nên sự oán hận sâu thẳm trong lòng, nỗi hụt hẫng và niềm tức giận một cách không được giám sát trong chuyện hướng các xúc cảm mãnh liệt ấy vào ai đó gần gũi với mình.

Thử cân nhắc thế này nhé:

  • Mình phải trả phí tổn cảm xúc, chịu đựng thiệt thòi ra sao nếu không đề nghị được giúp đỡ khi cần thiết?
  • Nỗi sợ hãi nào xuất hiện khi đề nghị được giúp đỡ?
  • Những gì có thể là lợi lạc cho bản thân và cho những người khác, nếu mình thảng hoặc đề nghị được giúp đỡ?

2. Tôi có thừa khả năng để tiến hành việc đó mà không cần được giúp đỡ

Mình là ai trong quan hệ với những người khác?

  • Tôi nên mạnh mẽ
  • Tôi nên có năng lực
  • Tôi nên ở trong trạng thái kiểm soát
  • Tôi nên độc lập

“Nên” phản ánh niềm tin sai lệch rằng mình chỉ nên chấp nhận người khác khi mình ứng xử theo cách thỏa mãn mong đợi của họ. Bên dưới những điều “nên” như thế, mình có thể đang cảm nhận về sự thiếu thích ứng, bất lực, do dự, kinh hoảng và cô độc. Nỗi sợ mình sẽ bị phơi nhiễm, bày lộ hết ra ngoài rồi tuần tự ngượng ngập và/ hoặc bị chối bỏ ngăn ngừa mình không đề nghị cần thiết muốn được giúp đỡ,

Thử cân nhắc điều này nhé:

  • Phải trả phí tổn cảm xúc, chịu đựng thiệt thòi nào khi mình tuân theo những cái ‘nên’ ấy?
  • Giọng điệu của ai đang khăng khăng mình ‘nên’: bố mẹ hay ai đó uy tín, quan trọng khác trong quá khứ hoặc thuộc hiện tại?
  • Sẽ như nào nếu mình tìm thấy sự giúp đỡ cần thiết đặng đương đầu với cuộc sống hàng ngày và tất cả yêu cầu đời đòi hỏi?
  • Những gì mình nhận ra là thách thức ghê gớm nhất về chuyện đề nghị được giúp đỡ?

3. Người khác nên biết tôi đang cần được giúp đỡ

Mình là ai trong quan hệ với những người khác?

  • Tôi mong đợi những người khác hiểu các cảm xúc của tôi
  • Tôi mong đợi những người khác đoán biết trước các nhu cầu thiết yếu của tôi
  • Tôi mong đợi những người khác chịu trách nhiệm trong việc giúp đỡ thật nghiêm túc, đàng hoàng

Giữa những gì mình mong đợi về người khác và những gì người khác đích thị làm cho mình, có một khoảng cách mênh mông. Mình dễ cảm thấy mệt mỏi, ngao ngán, bực bội, và quá chừng cáu gắt và đánh giá thấp.

Các ‘mong đợi, kỳ vọng’ chúng ta về người khác thi thoảng mới đáp ứng, trừ khi đầu tiên, trước hết mình có một cuộc trao đổi, trò chuyện và phát hiện, tìm ra sự bằng lòng thường thấy về các kỳ vọng tương tự thế. Trải nghiệm quen thuộc là người ta kém cỏi để truyền thông, giao tiếp cho thật tốt, bởi niềm tin rằng những người ‘nên’ biết.

Thử cân nhắc điều này nhé:

  • Phải trả phí tổn cảm xúc, chịu đựng thiệt thòi sao khi mình mong đợi người khác thỏa mãn các nhu cầu mà mình chưa từng đề nghị bao giờ?
  • Tại sao người khác nên biết những gì mình mong đợi, liệu họ buộc phải là người đọc được tâm trí con người?
  • Những gì mình nhận thấy thách đố nhất về chuyện đề nghị được giúp đỡ khi phát hiện, hiểu rõ rằng họ không có khả năng đọc được tâm trí mình?

Đề nghị được giúp đỡ là:

  1. một dấu hiệu mạnh mẽ, chứ không phải sự yếu kém
  2. một sự thừa nhận về các nguồn lực mà những người khác (đối tác, thành viên trong gia đình, bạn bè, cộng đồng lớn hơn) sở hữu và cống hiến, dâng tặng họ có thể tiến hành cho sức khỏe và trạng thái an lạc của ta
  3. một cơ hội triển nở bản thân
  4. điều cần thiết cho một mối quan hệ lành mạnh
  5. một dạng thức hòa nhập và khuyến khích đối với những người khác

Có một hay các lý do nào bên trên cho việc không dám đề nghị được giúp đỡ bạn phát hiện ra ở chính mình? Tại sao bạn không dám quả quyết đề nghị được giúp đỡ ngay trong tuần này? Đó có thể là chuyện nhấc điện thoại lên và tiếp xúc với người bạn đó, hoặc gọi đến đường dây trợ giúp đặc biệt. Hoặc tiến hành một vài nghiên cứu trực tuyến đặng tiếp cận với nguồn lực bạn thấy cần thiết. Hoặc đơn giản ngồi cùng đối tác hoặc thành viên gia đình bên tách trà, café rồi kể cho họ nghe những gì bạn đang cần giúp đỡ. Cũng có thể tìm tới sự trợ giúp của giới chuyên môn.

‘Con người không phải là hòn đảo cô độc’ phản ánh sự thật đích thực của mọi người.  Chúng ta cần sự giúp đỡ của ai đó khác, song trước tiên hết, mình phải đề nghị, dám nói ra thành lời hoặc biểu tỏ nhu cầu ấy đã…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top