Cái chết của tâm trí

Một câu chuyện dễ gợi lòng trắc ẩn; bởi ngoài giọng kể cho thấy bị cảm xúc chi phối của người viết, bài báo còn phác họa sự thủy chung, tình nghĩa vợ chồng trộn lẫn với hơi thở hắt ra trước thực trạng nghèo khó, túng quẫn và mệt mỏi của kiếp nhân sinh.

Song vượt lên trên hết, vẫn không thể không thấy thái độ nghiêm cẩn cần xác quyết đúng đắn hơn về quyền làm người, phản ánh chất lượng sống và ý chí tự thân lựa chọn, rằng đối tượng trong hoàn cảnh bệnh tật thập tử nhất sinh phải được tôn trọng quyết định biện pháp chữa trị hoặc cách chấm dứt vận mệnh riêng tư…

Giờ đây, Đức chỉ tồn tại dưới dạng thực vật, đầu óc hoàn toàn không còn nhận biết được gì, còn sống mà như qua đời. Vợ chồng già và cô con dâu chăm sóc Đức như một đứa trẻ, cũng bỉm và sữa. Nhưng đứa trẻ còn biết khóc cười, còn Đức chỉ im lặng, vô tri.

Giọng ông Đạt buồn rượi: “ Vợ chồng tôi đều ngoài 70 tuổi, sức cùng lực kiệt, lại không có lương hưu. Tôi là thầy thuốc đông y, nhưng từ khi con trai bị nạn, tôi chán bỏ luôn nghề. Vợ tôi trước là công nhân nhà máy cơ khí Mai Động, nghỉ mất sức đã mấy chục năm nay. Hai vợ chồng nuôi nhau đã khó, nói chi đến việc phải chăm sóc thuốc thang cho con. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai đứa con dâu 40 tuổi, con dâu lại đang phải nuôi cháu nội 4 tuổi của tôi…. Hằng tháng riêng tiền thuê người trông nom đã 5 triệu đồng. Trong khi đó, quyết định của toà buộc gia đình bị cáo phải chi 500 nghìn đồng/một tháng thuê người trông nom. Ở Hà Nội này ai có thể thuê được giúp việc 500 nghìn đồng/tháng?”.

Trạng thái sống đời thực vật” (“persistent vegetative state“), nôm na có thể hiểu là ‘người bệnh trông tỉnh táo thế song kỳ thực là vô thức‘; rối loạn ý thức này trái ngược “hội chứng khóa trái bên trong” (locked-in syndrome) là ‘người bệnh tưởng vô thức song kỳ thực lại tỉnh táo“.

Theo giới chuyên môn, những phát hiện mới trong nghiên cứu và thực tiễn lâm sàng không hề phủ nhận khái niệm ‘trạng thái thực vật’ mà chỉ có nghĩa các chẩn đoán không tuyệt chính xác như lâu nay luôn quen nghĩ vậy.

Liệu những bệnh nhân ‘sống đời thực vật’ như thế (cũng gọi là những bệnh nhân ‘đang trong tình trạng thức tỉnh song không đáp ứng được‘) hoặc những bệnh nhân sống với ý thức tối thiểu nhất có trải nghiệm giấc ngủ bình thường?

Câu trả lời thực tế, họ có khả năng bước vào được cõi mộng cũng đã hàm ý “trong họ vẫn có dạng ý thức về bản ngã, ngoài một thứ nhận biết nào đó về thế giới bên ngoài“.

Gặp dịp thuận tiện, tôi sẽ giới thiệu các phương cách khai thác quyền năng của bộ não nhằm tái cấu trúc, sắp xếp lại đời sống khi người ta mang trạng thái bị tổn thương.

Lời cuối. Chợt nghĩ, ước muốn an toàn quá mức ghê gớm trong thời buổi ngày nay đúng là tiền thân khiến thiên hạ trở thành nô lệ của chính họ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top